Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 28)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng

Đây là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng. Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay.

Để nhận biết rủi ro, NHTM cần phân tích đánh giá khách hàng cần vay vốn. Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Công việc ngày được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin về khách hàng rồi phân tích theo các chỉ tiêu định lượng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng.

Dựa vào BCTC của doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác, CBTD tiến hành các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính của khách hàng Bước 2: Xử lý thông tin

CBTD sàng lọc thông tin thu được để phân tích, từ đó làm cơ sở để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, xác định cho vay hay từ chối cho vay

Bước 3: Xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng

Thông qua các biểu hiện và các công cụ phân tích phát hiện rủi ro để xác định được các nguy cơ rủi ro của khách hàng: rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro thị trường, rủi ro quản lý, rủi ro chính sách.

1.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với rủi ro tín dụng khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường rủi ro tín dụng các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro.

Mô hình định tính (mô hình 6C)

+ Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.

+ Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

+ Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng

vay

+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

+ Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.

+ Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song có hạn chế là phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.

Mô hình định lƣợng

Có nhiều mô hình định lượng đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ trình bày mô hình xếp hạng tín dụng. Đây là mô hình được sử dụng phổ biến tại các NHTM hiện nay.

+ Quy trình xếp hạng tín dụng

Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan của từng ngân hàng nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản sau:

Thu thập thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá;

Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định theo ý kiến của Hội đồng xếp hạng. Trong xếp hạng tín dụng thì kết quả xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi;

Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiên đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.

+ Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số

Mục đích của XHTD là để dự đoán những khách hàng có rủi ro cao. Các phương pháp XHTD hiện đại bao gồm phương pháp nghiên cứu thống kê dựa trên sự hồi quy và cây phân loại hoặc các phương pháp vận trù học dựa trên toán học để giải quyết các bài toán tài chính bằng quy hoạch tuyến tính, qua đó, nhà quản trị có quyết định hợp lý cho các hành động trong hiện tại và tương lai.

XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm

cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dung trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng.

1.2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của một NHTM, đây chính trọng tâm của quy trình rủi ro tín dụng. Quản lý và kiểm soát RRTD là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trong một ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, các giới hạn tín dụng.

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs là cơ chế và chính sách cụ thể để giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs một cách có hệ thống và có hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng thương mại. (Nguyễn Đăng Đờn và ctg 2012)

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs thường bao gồm các yếu tố sau:

+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng: Phản ánh tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản có của một ngân hàng, cũng như mức tăng trưởng quy mô tín dụng so với kỳ trước.

+ Lĩnh vực cấp tín dụng: Quy định rõ khu vực địa lý, ngành/lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng chọn lựa để cấp tín dụng.

+ Các loại hình tín dụng: ngân hàng phải chọn lựa loại hình tín dụng nào được đánh giá là phù hợp nhất với trình độ, kinh nghiệm của nhân viên cho vay, năng lực đội ngũ kiểm soát nội bộ trong ngân hàng và đặc tính của nguồn vốn huy động. + Các quy định đảm bảo an toàn trong quá trình cấp tín dụng: Được xây dựng trên cơ sở các quy định của cơ quan giám sát ngân hàng quốc gia/Ngân hàng Trung ương và xuất phát từ những đặc thù của mỗi ngân hàng. Các quy định bảo đảm an toàn quy định trong chính sách tín dụng gồm: Giới hạn tín dụng, các quy định về quy trình cấp tín dụng, quy trình xử lý nợ có vấn đề trong nội bộ ngân hàng, các quy định về hình thức/biện pháp bảo đảm tín dụng

+ Giá cả tín dụng: Giá cả khoản tín dụng mà khách hàng phải trả cho ngân hàng không chỉ bao gồm chi phí lãi mà còn có thể kèm theo các chi phí phi lãi. Sau khi xác định, thông thường các ngân hàng sẽ công bố biểu lãi suất và các chi phí đi kèm để công khai cho khách hàng vay cùng biết. (Bùi Diệu Anh 2016, trang 118- 126)

1.2.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng

Xử lý rủi ro tín dụng là bước cuối cùng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ởbước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà rủi ro tín dụng đã gây ra cho ngân hàng.

Đây là nội dung cuối cùng trong tiến trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng tại ngân hàng. Nếu quá trình giám sát quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng thể hiện rằng rủi ro trong tầm kiểm soát thì không cần điều chỉnh sau giám sát. Tuy nhiên, nếu kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu, nợ có vấn đề vượt quá dự kiến, danh mục cho vay khách hàng thể hiện rằng ngân hàng cho vay tập trung quá nhiều vào một loại đối tượng, một ngành hoạt động, một địa điểm thì ngân hàng phải lập tức áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh sau: xử lý nợ thông qua công cụ pháp luật, mua bán nợ, điều chỉnh danh mục, chứng khoán hoá nợ, hoán đổi rủi ro tín dụng…. Mục đích của các biện pháp điều chỉnh sau giám sát là đưa hoạt động cho vay khách hàng trở về mức an toàn và trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

*Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi ro của ngân hàng càng lớn vì với những món nợ quá hạn không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Hơn nữa, nợ quá hạn tăng lên làm cho khả năng mất vốn của ngân hàng gia tăng, ảnh hưởng đến dòng tiền dự tính thu về, qua đó tác động đến cung thanh khoản của ngân hàng. Không chỉ vậy,

nợ quá hạn còn tăng chi phí của ngân hàng, với một khoản tín dụng gặp rủi ro, ngân hàng phải tốn chi phí cho việc đôn đốc, giám sát thu hồi nợ chi phí cơ hội cao,…

Căn cứ theo thời gian và hình thức vi phạm hợp đồng tín dụng, nợ quá hạn bao gồm:

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định.

+ Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định.

+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định. + Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định + Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định.

+ Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi

+ Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra; + Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định. + Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định + Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định.

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định

+ Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi

+ Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định + Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên + Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

+ Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

+ Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định.

Tỷ lệ nợ quá hạn SMEs = (Nợ quá hạn SMEs/ Tổng dư nợ cho vay khách hàng SMEs) X 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh dư nợ gốc đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ này cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện tại có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng cho vay khách hàng của ngân hàng. Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không được vượt

quá 5%, NHNN đưa ra con số này nhằm tạo giới hạn để đánh giá mức độ rủi ro trong cho vay của NHTM, nếu tỷ lệ này càng nhỏ thì rủi ro cho vay khách hàng SMEs càng nhỏ, quản trị rủi ro tín dụng càng tốt và ngược lại.

*Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng

Một chỉ tiêu quan trọng khác đánh giá rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu. Thông thường tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là dưới 3% vẫn được xem là trong giới hạn an toàn cho phép. Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức như sau:

Tỷ lệ nợ xấu KHDN = (Nợ xấu KHDN/ Tổng dư nợ cho vay khách hàng) x 100% Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay khách hàng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường mà ở nguy cơ mất vốn. Nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3,

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đông hải dương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w