7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
a. Nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Theo quy định của Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản liên quan công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản tại các địa phƣơng cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm các nội dung sau:
- Ban hành, thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Thứ nhất, ban hành chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Trong bộ máy quản lý nhà nƣớc, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành thuộc Trung ƣơng và UBND tỉnh ban hành các chính sách và quy định về khai thác khoáng sản và các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp huyện có nhiệm vụ thực thi các văn bản pháp luật đó.
UBND cấp tỉnh không có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản mà chỉ ban hành các văn bản hƣớng dẫn
đảm bảo thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch của nhà nƣớc và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định phù hợp. UBND tỉnh ban hành các quyết định cần đảm bảo đúng thẩm quyền, đảm bảo hợp pháp và phù hợp thực tiễn địa phƣơng.
Theo Khoản 1, Điều 81, Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018) trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về khoáng sản của UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, chính sách, quy hoạch đƣợc quy định nhƣ sau:
“a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;…
d) Công nhận khoáng sản; thống kê, phép.”
chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy
Nhƣ vậy, việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện pháp luật khai thác khoáng sản của tỉnh vừa phải thể hiện chủ trƣơng khuyến khích khai thác khoáng sản vừa đảm bảo mục tiêu khai thác khoáng sản tiết kiệm và hợp lý, bảo vệ nguồn khoáng sản chƣa khai thác.
Thứ hai, thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Việc ban hành và thực thi chính sách pháp luật về khai thác khoáng sản gồm
những nội dung nhƣ cấp phép khai thác, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, quản lý khối lƣợng khoáng sản, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
+ Cấp phép khai thác khoáng sản:
Việc các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp phép khai thác cho các tổ chức, cá nhân, là cơ sở cho hoạt động khai thác khoáng sản đƣợc triển khai. Ở nƣớc ta, thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh đƣợc quy định tại điều 82, Luật khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018):
“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.”
Nhƣ vậy với địa phƣơng cấp tỉnh, quyền hạn cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã đƣợc quy định cụ thể, UBND cấp tỉnh chỉ có quyền cấp phép với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng, than bùn, khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã đƣợc khoanh định.
Và đồng thời căn cứ theo tình hình thực tế, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép nêu trên; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhƣợng quyền khai thác khoáng sản.
+ Đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong cấp phép khai thác, việc cấp quyền khai thác khoáng sản phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện trên cơ sở đấu giá
quyền khai thác khoáng sản. Tại khoản 1, Điều 2, Nghị định số 22/2012/NĐ-CP đƣa ra khái niệm: “Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là hình thức bán quyền khai thác khoáng sản công khai theo phương thức trả giá tăng cao theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định.”
Trƣớc hết, dựa trên tiêu chí Chính phủ khoanh định khu vực không đấu giá, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền có trách nhiệm khoanh định và công bố chính xác khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản đƣợc quy định tại Khoản 1, Điều 78, Luật khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018): “Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện ở các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.”
Tiếp theo, UBND tỉnh có trách nhiệm tiến hành các bƣớc theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/03/2012 gồm: Lập hồ sơ mời đấu giá; tiếp nhận hồ sơ đấu giá; thông báo, đăng tải thông tin về phiên đấu giá; xét chọn hồ sơ đề nghị tham gia phiên đấu giá và tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá, kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải đƣợc thông báo công khai tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá và trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép ngay sau khi kết thúc phiên đấu giá.
+ Quản lý khối lƣợng khoáng sản khai thác:
Khối lƣợng khoáng sản khai thác là căn cứ để xác định các nghĩa vụ tài chính của chủ thể khai thác phải thực hiện nhƣ thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nhà nƣớc quản lý khối lƣợng khoáng sản thông qua các quy định về tài chính, đảm bảo thực hiện nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích. Tại Điều 15, Thông tƣ số 45/2016/TT-BTNMT quy định mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản gồm báo cáo định kỳ kết quả hoạt động thăm dò khoáng sản, báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản và Báo cáo tình hình quản lý nhà nƣớc về khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Theo đó, UBND tỉnh thực hiện quản lý thông qua kê khai sản lƣợng khoáng sản khai thác và quản lý bằng cơ chế hóa đơn.
+ Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản:
Xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân đối với khoáng sản và quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nƣớc, sau khi Nhà nƣớc cấp quyền khai thác thông
qua đấu giá hoặc không đấu giá thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Việc nộp tiền cấp quyền khai thác đƣợc quy định cụ thể tại Điều 77, Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018):
“1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không đấu giá.
2. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản.
3. Chính phủ quy định cụ thể phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.”
Nhƣ vậy, nhà nƣớc quản lý nguồn thu ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản thông qua quản lý tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Theo đó, ở địa phƣơng cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trƣờng sẽ phối hợp với Chi cục thuế để tiến hành thu và quản lý tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác khoáng sản
Thứ nhất, ban hành văn bản pháp luật về chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản
Tại địa phƣơng cấp tỉnh, bên cạnh việc ban hành văn bản pháp luật, để quản lý hoạt động khai thác khoáng sản đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhà nƣớc phải tổ chức thực hiện các chính sách, quy định phù hợp. UBND tỉnh ban hành các chính sách quy hoạch, kế hoạch cần đảm bảo đúng thẩm quyền, đảm bảo hợp pháp và phù hợp thực tiễn địa phƣơng.
Theo Khoản 1, Điều 81, Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018) trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy hoạch đƣợc quy định nhƣ sau:
“a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;…
c) Xây dựng nội dung phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.”
Nhƣ vậy các văn bản hƣớng dẫn thực hiện pháp luật quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản vừa thể hiện chủ trƣơng khuyến khích khai thác khoáng sản vừa đảm bảo mục tiêu khai thác khoáng sản tiết kiệm và hợp lý, bảo vệ nguồn khoáng sản chƣa khai thác.
Đồng thời để đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp giữa quy hoạch khai thác khoáng sản và quy hoạch hạ tầng vùng khai thác, UBND tỉnh cũng phải có các chính sách về đầu tƣ hạ tầng vùng khai thác. Tùy theo tình hình cụ thể, các địa phƣơng cấp tỉnh cần có chính sách yêu cầu các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đầu tƣ hạ tầng vùng khai thác nhƣ đƣờng vận chuyển nguyên liệu, thiết bị, cầu cống nối với đƣờng giao thông của khu vực đã đƣợc quy hoạch. Việc quy hoạch hạ tầng vùng khai thác giúp khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác.
Thứ hai, xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm quản lý khai thác khoáng sản.
Hoạt động khai thác khoáng sản cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phƣơng. Quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản của Chính phủ là cơ sở pháp lý cho UBND tỉnh xây dựng phƣơng án hỗ trợ khai thác các mỏ khoáng sản nhằm sử dụng tài nguyên có hiệu quả, đúng mục đích và phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng; tạo tiền đề để các tổ chức, cá nhân trong việc xin cấp phép khai thác khoáng sản. Trong công tác quản lý quy hoạch, phải xác định rõ nhu cầu về nguyên vật liệu cho từng dự án, ban hành các văn bản quy định, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản theo định kỳ, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Tại mỗi thời kỳ UBND tỉnh lập kế hoạch định hƣớng những loại khoáng sản nào là tiềm năng, những loại khoáng sản nào có giá trị kinh tế cao, những khoáng sản nào có thể xuất khẩu và trữ lƣợng tài nguyên khoáng sản dự báo là bao nhiêu để có kế hoạch sử dụng hợp lý, định hƣớng phát triển không gian và phát triển các ngành kinh tế liên quan.
Theo Khoản 1b điều 49, Luật khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018) quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình”. Nhƣ vậy, UBND cấp tỉnh đƣợc phê duyệt trữ lƣợng các loại khoáng sản sau: khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng, than bùn;
khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng khoanh định và công bố; khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa.
Việc lập quy hoạch phƣơng án liên quan hoạt động khai thác khoáng sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Phù hợp với chiến lƣợc khoáng sản, quy hoạch khai thác khoáng sản của cả nƣớc; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cấp tỉnh; đảm bảo khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tƣơng lai; bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
Căn cứ để lập phƣơng án quy hoạch liên quan khai thác khoáng sản của các địa phƣơng gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của địa phƣơng; Chiến lƣợc khoáng sản, quy hoạch khai thác khoáng sản của cả nƣớc; nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch; tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong quá trình khai thác; kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trƣớc.
Quy hoạch liên quan khai thác khoáng sản tại địa phƣơng phải có các nội dung chính sau: quy hoạch khu công nghiệp, phân bố hệ thống dân cƣ hợp lý; quy hoạch mạng lƣới giao thông phục vụ khai thác khoáng sản; phát triển kết cấu hạ tầng và phƣơng án bảo vệ môi trƣờng, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. UBND tỉnh sẽ tổng hợp những những giải pháp chính sách theo mục tiêu định hƣớng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và phát triển KT-XH nói chung phải đạt đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định.
Kế hoạch khai thác khoáng sản thƣờng đƣợc lồng ghép trong Kế hoạch phát triển KT-XH chung, trong các văn bản kế hoạch của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng. Khoáng sản là nguồn tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo đƣợc và do nhà nƣớc là chủ sở hữu nên cần phải quy hoạch, có kế hoạch để khai thác đạt hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có phƣơng án bảo vệ dự trữ lâu dài khi chƣa khai thác.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Trong Luật tổ chức Chính phủ 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2019) và các văn bản pháp luật có liên quan quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác khoáng sản tại cấp trung ƣơng, cấp tỉnh và cấp huyện. Việc phân cấp trong bộ máy quản lý nhà nƣớc góp phần chuyên môn hóa đảm bảo mỗi cấp thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó, Trung ƣơng thực hiện quản lý vĩ
mô về hoạt động khai thác khoáng sản cả nƣớc, tại cấp tỉnh, huyện quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên phạm vi địa bàn lãnh thổ của địa phƣơng.
Có thể khái quát mô hình bộ máy quản lý cấp tỉnh nhƣ sau: tại tỉnh có Sở TN&MT tỉnh, tại các huyện có các Phòng TN&MT huyện. Mô hình phân cấp QLNN với hoạt động khai thác khoáng sản nhƣ đã đề cập trong Hình 1.1 (trang 19). Những cơ quan, đơn vị này có chức năng xây dựng, ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, Luật bảo vệ môi trƣờng và các văn bản chỉ đạo; kịp thời sửa đổi và bổ sung hoàn thiện khung pháp lý, góp phần tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản
Để hoàn thiện hiệu quả quản lý nhà nƣớc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân cần tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản. Thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích quan sát việc khai thác khoáng sản trên phạm vi toàn địa phƣơng, phát hiện những sai lệch so với yêu cầu đề ra, tìm ra nguyên nhân và từ đó có những giải pháp phù hợp đảm bảo để các tổ chức, cá nhân tự điều chỉnh hoạt động khai thác để đạt mục tiêu mà UBND các cấp đặt ra.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 và Khoản 1 Điều 81 Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018), UBND cấp tỉnh và Sở TN&MT chịu trách nhiệm