7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.3.1. Ban hành và thực thi hiệu quả chính sách pháp luật đối với hoạt động
NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN CỦA TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.3.1. Ban hành và thực thi hiệu quả chính sách pháp luật đối với hoạtđộng khai thác than động khai thác than
Thứ nhất, hoàn thiện ban hành chính sách pháp luật đối với khai thác than. Sau khi Quốc hội ban hành Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018), Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm (nghị định, thông tƣ, thông tƣ liên tịch) hƣớng dẫn thi hành Luật khoáng sản, từ đó tạo nên hệ thống pháp luật khá đầy đủ và chi tiết, làm căn cứ cho việc quản lý nhà nƣớc về khai thác than. Tuy nhiên từ thực tiễn triển khai cho thấy những quy định trong Luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành còn thiếu cụ thể, cần đƣợc bổ sung, sửa đổi.
- Ban hành văn bản quy định điều chỉnh công suất khai thác than:
Trong quá trình hoạt động khai thác các doanh nghiệp sẽ thƣờng xuyên cải tiến máy móc hiện đại và sẽ phát sinh nhu cầu nâng cao công suất khai thác so với công suất đƣợc cấp theo giấy phép. Tuy nhiên, trong Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018) và Nghị định 158/2016/NĐ-CP chƣa có quy định đối với trƣờng hợp này. Nhƣ vậy, tỉnh Quảng Ninh cần hoàn thiện dự thảo và trình Quốc hội bổ sung quy định điều chỉnh công suất khai thác trên giấy phép đã đƣợc cấp để nâng cao năng suất hoạt động của các doanh nghiệp. Để quy định nâng cao công suất đảm bảo phù hợp cần tuân thủ quy trình: đánh giá công suất khai thác trên giấy phép với trữ lƣợng than đã quy hoạch thăm dò và kế hoạch khai thác của địa phƣơng, đánh giá công suất khai thác và nguồn lực của doanh nghiệp thời điểm hiện tại và tƣơng lai, đánh giá hệ quả môi trƣờng nếu nâng cao công suất khai thác trên giấy phép. Từ đó, Bộ TN&MT làm căn cứ để cấp giấy phép khai thác mới cho đơn vị. Việc nâng cao năng suất khai thác vừa thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao sản lƣợng than khai thác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vừa khai thác tài nguyên than một cách hiệu quả, hợp lý và bền vững.
- Ban hành văn bản quy định thu hồi giấy phép khai thác than: Thực tiễn hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh cho thấy hành vi vi phạm phổ biến là khai thác vƣợt mốc ranh giới ngoài khu vực đã đƣợc cấp phép khai thác, hành vi này gây thất thoát nghiêm trọng tài nguyên than trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 58, Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018) đã quy định các trƣờng hợp bị thu hồi giấy phép khai thác lại chƣa có quy định thu hồi do khai thác vƣợt mốc giới
mỏ đƣợc cấp phép. Nhƣ vậy để đảm bảo sự nghiêm minh và bảo vệ tài nguyên than chƣa đƣợc khai thác, UBND tỉnh cần soạn dự thảo trình Quốc hội bổ sung vào Luật Khoáng sản trƣờng hợp thu hồi giấy phép do khai thác vƣợt mốc giới mỏ. Căn cứ thu hồi giấy phép khai thác gồm: thanh tra và đánh giá mức độ vi phạm vƣợt mốc giới mỏ, xử lý vi phạm hành chính với trƣờng hợp vi phạm lần đầu và gây hậu quả ít nghiệm trọng, thu hồi giấy phép khai thác với trƣờng hợp tái vi phạm nhiều lần và gây hậu quả nghiêm trọng, tiến hành tính toán truy thu bổ sung cho ngân sách nhà nƣớc. Việc thu hồi giấy phép của các doanh nghiệp khai thác vƣợt mốc sẽ góp phần đảm bảo công bằng, minh bạch giữa các đơn vị, bảo vệ nguồn khoáng sản chƣa khai thác và tránh làm thất thu cho nguồn ngân sách nhà nƣớc.
Thứ hai, thực thi hiệu quả chính sách pháp luật đối với khai thác than.
- Cấp phép khai thác: Hiện nay, 60/61 mỏ khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Bộ Tài nguyên và môi trƣờng cấp phép. Việc cấp phép khai thác phù hợp với quy hoạch khoáng sản do Chính phủ đã phê duyệt. Song trong thực tiễn còn có mỏ khai thác không phù hợp với quy hoạch thực tiễn của tỉnh, gây ảnh hƣởng đến mục tiêu phát triển chung trên địa bàn. Vì vậy, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh cần phối hợp chặt chẽ với các sở ngành liên quan trong việc rà soát quyền sử dụng giấy phép khai thác, để kịp thời báo cáo với Bộ TN&MT để gia hạn giấy phép khai thác, kiên quyết không gia hạn, cấp mới đối với những trƣờng hợp có hành vi sai phạm. Cụ thể hàng năm, Sở TN&MT cần có văn bản yêu cầu các đơn vị khai thác than trên địa bàn nộp báo cáo về thời hạn hết hạn theo giấy phép khai thác với từng mỏ than thuộc đơn vị mình quản lý, báo cáo đầy đủ sản lƣợng than thực tế đã khai thác và công suất khai thác thời điểm hiện tại và tƣơng lai. Trên cơ sở đó, Sở TN&MT sẽ thống kê thời gian khai thác còn lại của các mỏ và kịp thời báo cáo với Bộ TN&MT để gia hạn giấy phép cho các đơn vị. Đối với những đơn vị đang gặp vƣớng mắc, Sở cũng cần có phƣơng án xử lý trình UBND tỉnh phê duyệt để giải quyết kịp thời, tránh để tình trạng dự án bỏ hoang không khai thác. Để công tác báo cáo đúng và kịp thời đòi hỏi các đơn vị phải đƣa số liệu trung thực, cụ thể, không để tình trạng giấu diếm. Ngoài ra, Sở TN&MT cần chủ động trong công tác kiểm tra và thống kê sản lƣợng than các đơn vị đã khai thác hàng năm để quản lý chặt chẽ và báo cáo Bộ TN&MT. Việc kịp thời gia hạn hay thu hồi cấp phép khai thác sẽ góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển chung của tỉnh, không để xảy ra tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên.
- Công tác quản lý khối lƣợng than khai thác: Hàng năm, các doanh nghiệp hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh báo cáo định kỳ theo mẫu quy định tại Điều 7, Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ cho Sở tài nguyên và môi trƣởng tỉnh, song các số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh do các doanh nghiệp tự kê khai và bổ sung theo cơ chế hóa đơn, chứng từ nên còn chƣa đúng với khối lƣợng khai thác. Do đó, UBND Tỉnh cần xem xét quy định về các chỉ tiêu tính trữ lƣợng than cho phù hợp với công nghệ khai thác của các mỏ để quản lý đƣợc sản lƣợng than khai thác. Đồng thời UBND tỉnh cần quy định gắn trách nhiệm ngƣời đứng đầu các đơn vị ngành than (TKV, Tổng công ty Đông Bắc, Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh) trong việc cung cấp thông tin và có chế tài xử phạt với các trƣờng hợp thông tin cung cấp không trung thực. Công tác tuyên truyền pháp luật cần đƣợc tăng cƣờng để nâng cao ý thƣc tự giác của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác than. Việc quản lý đƣợc khối lƣợng than doanh nghiệp khai thác sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng tính đƣợc các khoản phí liên quan đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc và đảm bảo hoạt động khai thác đúng theo quy hoạch trữ lƣợng than đƣợc thăm dò.
- Thu tiền cấp quyền khai thác than: Hiện nay vẫn còn tình trạng các đơn vị khai thác nộp muộn hoặc nợ nộp tiền cấp quyền khai thác thác than. Để việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đƣợc đầy đủ và nhanh chóng hơn nữa cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở TN&MT và Cục thuế tỉnh. Sau khi Bộ TN&MT cấp quyền khai thác, Sở TN&MT cần nhanh chóng gửi thông báo cho doanh nghiệp và Cục thuế tỉnh để biết và chủ động thực hiện. Đối với các doanh nghiệp nộp muộn, Cục thuế tỉnh cần chỉ đạo các Chi cục thuế thƣờng xuyên đôn đốc bằng văn bản, điện thoại hoặc gặp trực tiếp để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời, Sở TN&MT báo cáo các trƣờng hợp cố ý không nộp với Bộ TN&MT để tƣớc quyền sử dụng và thu hồi giấy phép với trƣờng hợp này, tránh gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách nhà nƣớc.