Đàm phán với người Anh

Một phần của tài liệu Bài giảng Đàm phán kinh doanh: Phần 1 - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong (Trang 38 - 40)

 Khi đàm phán với người Anh ta phải tìm hiểu thật kỹ về đối tác. Phải lưu loát trong tiếng Anh và phải nghe hiểu thật chính xác là điều rất quan trọng.

 Đối với người Anh không nên áp dụng kiểu đàm phán mềm. Người Anh tính tình cứng rắn, họ thường sử dụng kiểu đàm phán cứng. Người Việt Nam thích rườm rà, màu mè, nên đôi lúc dễ bị sốc với tính trầm lắng, kín đáo của người Anh. Mà khi người Việt Nam bị sốc thì rất dễ mất tinh thần và dễ bị nhận diện.

 Nên “uốn lưỡi trước khi nói”. Điều này rất quan trọng khi nói chuyện với người Anh. Một chút sơ hở thôi là họ sẽ nắm lấy bạn.

 Không nên vòng vo tam quốc với người Anh. Hãy vào trực tiếp vấn đề.

 Đối với giá cả sản phẩm của người Anh hiếm khi nào thay đổi trừ phi có sự biến động của đồng Pound. Điều mà bạn có thể đánh vào họ là khi đàm phán điều khoản “Penalty”. Bạn nêu thẳng vào vấn đề “nếu các ông giao hàng trễ thì phải chịu trách nhiệm”. Vì điều này không phải ai mất thêm một chi phí nào.

 Không phải là người Anh không có điểm yếu trong khi đàm phán. Người Việt Nam thường hay có thái độ nhượng bộ đối tác. Làm như vậy là không nên. Người Anh rất sợ những thái độ thẳng thắn và nhất quyết. Vì thế trong đàm phán, người Việt Nam nên trút bỏ sự sợ sệt để có đủ can đảm phản kháng lại. Điều này có thể nói là “Lấy độc trị độc”.

Ngoài ra, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

 Hãy chắc chắn rằng bạn đã mang đến đầy đủ những tấm danh thiếp kinh doanh.

 Bất cứ khi nào có thể, hãy cử những người già dặn tới Anh. Người già dặn có thể tạo ra không khí quyền lực và được tôn trọng ở nền văn hóa kinh doanh Anh.

 Thái độ thực tế, vô tư, lạnh lùng được đón chào nồng nhiệt và được tôn trọng.

 Những người kinh doanh ở Anh nói chung rất thích những mối quan hệ dài lâu hơn là những cuộc mua bán nhanh chóng.

 Khi họ quyết định làm ăn với bạn, người Anh rất thẳng thừng, trung thực và có lẽ không ngần ngại nói ra suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, trước khi xảy ra sự chuyển biến, cho họ thời gian để đánh giá bạn, cũng như các đề nghị của bạn và công ty của bạn là điều rất quan trọng.

 Về cách thức tổ chức một bữa tiệc trà. Người Anh rất thích uống trà. Vì thế một bữa tiệc trà làm hai bên gần nhau. Người Anh thường uống trà rất đặc và pha với sữa. “Tiệc trà nhẹ” là một bữa ăn nhẹ, gồm: sandwich và bánh, trái cây, dọn vào lúc xế chiều. “Tiệc trà nhẹ” thường được dọn cho giới lãnh đạo công ty. “Tiệc trà kem” cũng ăn vào lúc này, gồm có trà với bánh kem hay bánh nướng với kem béo có sữa.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Hãy trình bày quá trình tâm lý? Tâm lý cá nhân có những đặc điểm gì? Tại sao phải nghiên cứu tâm lý cá nhân?

2. Trong giao dịch và đàm phán nói chung, đàm phán kinh doanh nói riêng thường gặp những kiểu người nào?

3. Cách thức giao dich và đàm phán với người Trung Quốc? 4. Cách thức giao dich và đàm phán với người Hàn Quốc? 5. Cách thức giao dich và đàm phán với người Nhật?

6. Cách thức giao dich và đàm phán với người Campuchia? 7. Cách thức giao dich và đàm phán với người Singapore? 8. Cách thức giao dich và đàm phán với người Thái Lan? 9. Cách thức giao dich và đàm phán với người Philippines? 10. Cách thức giao dich và đàm phán với người Brunei? 11. Cách thức giao dich và đàm phán với người Indonesia? 12. Cách thức giao dich và đàm phán với người Malaysia? 13. Cách thức giao dich và đàm phán với người Myanmar? 14. Cách thức giao dich và đàm phán với người Lào? 15. Cách thức giao dich và đàm phán với người Mỹ? 16. Cách thức giao dich và đàm phán với người Đức? 17. Cách thức giao dich và đàm phán với người Pháp? 18. Cách thức giao dich và đàm phán với người Anh?

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Bài giảng Đàm phán kinh doanh: Phần 1 - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)