Đàm phán với người Pháp

Một phần của tài liệu Bài giảng Đàm phán kinh doanh: Phần 1 - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong (Trang 36 - 38)

 Người Pháp rất cẩn trọng với những ai đường đột đến đề nghị làm ăn với họ. Họ rất tôn trọng truyền thống của Châu Âu đòi hỏi các công ty, cá nhân phải được giới thiệu đàng hoàng, đầy đủ. Vì vậy, khi mới tiếp xúc làm ăn, hãy giới thiệu rõ với họ, nếu có người quen

chung, có uy tín, xác nhận thì càng tốt. Trước cuộc gặp, phải hẹn và có xác nhận của phía đối tác.

 Người Pháp có tác phong công nghiệp chuẩn xác, nên khi đàm phán với họ phải đảm bảo về giờ giấc và phải có kế hoạch làm việc cụ thể.

 Thương nhân Pháp thường có thói quen thỏa thuận chấp nhận làm ăn với nhau trước, rồi mới đi vào đàm phán các điều khoản cụ thể. Do đó, khi họ đồng ý những thỏa thuận ban đầu, thì đừng vội nghĩ là cuộc đàm phán đã kết thúc. Họ sẽ tiếp tục lật qua lật lại toàn bộ vấn đề cho đến khi mọi việc đều sáng tỏ thì mới kí hợp đồng.

 Người pháp có lòng tự hào dân tộc rất cao, do đó họ thích sử dụng tiếng Pháp trong đàm phán. Bạn chỉ nên chấp nhận một khi tiếng Pháp của bạn rất thông thạo.

 Bạn có thể tạo được tình cảm tốt đẹp nếu bạn biết một số câu tiếng Pháp thông dụng và sử dụng chúng và những lúc thích hợp.

 Người Pháp có khuynh hướng tập trung vào những mục tiêu dài hạn và sẽ cố thiết lập những mối quan hệ cá nhân bền vững với các đối tác tham gia đàm phán.

 Người pháp có chiều hướng xem xét kỹ mỗi một chi tiết trước khi đưa ra quyết định. Do đó, hãy chuẩn bị trước tinh thần là sẽ phải chờ đợi khá lâu mới nhận được một câu trả lời.

Nếu cuộc thương lượng gặp phải bế tắc, người Pháp sẽ vẫn tiếp tục trình bày lập trường của họ một cách nhã nhặn.

Pháp là nơi có khoảng cách quyền lực cao, do đó người có vị trí cao nhất chính là người có quyền ra quyết định cuối cùng.

 Trong suốt cuột gặp gỡ đầu tiên, hãy giữ thái độ lịch thiệp, thân thiện, nhưng cũng nên nhớ rằng người Pháp thường có sự nghi ngờ với sự thân mật quá sớm.

 Người Pháp rất thẳng thắn, luôn đặt vấn đề và thăm dò đối tác, do đó một đề nghị được lập kế hoạch cẩn thận và được chức một cách hợp lý là điều rất quan trọng. Hơn nữa, bên phía Pháp dường như thường tập trung vào những khía cạnh cần có sự giải thích sâu hơn trong kế hoạch đề xuất của bạn. Có thể sẽ nhận thấy người Pháp có chiều hướng xem xét các cuộc đàm phán kinh doanh như một cuộc đấu trí.

 Về phía người Pháp, họ rất coi trọng tính logic trong những lý lẽ họ đưa ra. Hơn thế, họ sẽ nhanh chóng phản bác lại bất cứ lời phát biểu phi logic nào của phía đối tác.

 Những lý lẽ được đưa ra có chiều hướng dựa vào một triển vọng đã được phân tích và bình luận rõ ràng nhờ tài hùng biện và sự hóm hỉnh. Ngoài ra, những cảm xúc cá nhân và sự tin tưởng vào một ý thức hệ cũng có thể được đưa vào phần diễn thuyết.

 Mặc dù, người Pháp có thể bị thuyết phục để thay đổi ý kiến của mình, nhưng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ điều gì đi trệch hướng với các tiêu chuẩn văn hóa của họ. Tuy nhiên, họ cũng dễ tiếp thu các thông tin mới nếu chúng có tính thuyết phục….

 Người pháp sẽ đánh giá qua khả năng chứng tỏ trí tuệ của mình, và điều này liên quan đến việc tranh luận các ý kiến đối đầu với nhau và dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt giữa các bên. Bạn sẽ được đánh giá cao nếu kiểm soát tốt bản thân mình trong những trường hợp này. Đừng quá bận tâm nếu những ý kiến của mình không giống với ý kiến của các đối thủ; vấn đề

là khả năng bảo vệ một cách có hiệu quả vị thế của mình, chứng tỏ rằng bạn là người thông thạo và có khả năng kiềm chế.

 Hãy tránh đề cập đến những vấn đề của gia đình hoặc những chuyện riêng tư của người khác trong lúc đàm phán.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đàm phán kinh doanh: Phần 1 - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)