Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng nhà quản trị cấp trung

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhà quản trị cấp trung tại tổng công ty may 10 (Trang 88 - 98)

6. Bố cục luận văn

2.3.4. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng nhà quản trị cấp trung

2.3.4.1. Quy trình đào tạo

Đào tạo và bồi dưỡng NQT cấp trung là hoạt động nhằm mục đích nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho NQT cấp trung để quá trình làm việc, quản lý có hiệu quả hơn. Quá trình này diễn ra liên tục trong suốt thời gian hình thành và phát triển của Tổng công ty, nâng cao được kỹ năng làm việc, tăng tầm hiểu biết và khả năng tư duy sáng tạo cho con người, để từ đó đóng góp nhiều hơn nữa. Các câu hỏi đặt ra như:

1. Mục tiêu đặt ra cho công tác bồi dưỡng và đào tạo là gì? 2. Thế nào là đào tạo có hiệu quả?

3. Đào tạo và bồi dưỡng có phải là phương án đầu tư tốt nhất được lựa chọn hay không ?

4. Đào tạo và bồi dưỡng có phải là một giải pháp giúp quản lý nguồn nhân lực tốt hay không?

Quá trình đào tạo và bồi dưỡng NQT cấp trung tại TCT May 10 được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

61

Hình 2.3. Quy trình đào tạo bồi dƣỡng NQT cấp trung tại May 10

(Nguồn: Phòng TCHC) Phân tích nhu cầu: là việc xác định các nhu cầu đào tạo cần thiết về tất cả các lĩnh vực mà tổ chức đang cần và cung cấp thông tin để xây dựng các kế hoạch đào tạo. Phân tích nhu cầu bao gồm các cấp sau :

+ Cấp tổ chức: nhiệm vụ của phần này là xác định tổng thể các nhu cầu đào tạo và vạch ra các chiến lược đào tạo cho tổ chức.

+ Cấp nhiệm vụ: tiến hành thống kê các nhiệm vụ cần thiết nhất của công việc, xác định thứ tự ưu tiên đào tạo cho các nhiệm vụ đó.

+ Cấp cá nhân: là việc xác định cụ thể cá nhân nào nên tham gia đào tạo bồi dưỡng để thực hiện các công việc cụ thể. Không chỉ dừng lại ở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tầm hiểu biết và kỹ năng làm việc mà còn phải chú ý đến vấn đề đạo đức, chấp hành kỷ luật, thái độ làm việc và sự nhiệt huyết trong công việc.

Khi đã phân tích nhu cầu thì các nhà quản lý phải tiến hành vạch ra các mục tiêu cụ thể cho chương trình đào tạo trong tương lai, phù hợp với điều kiện hiện có của tổ chức.

Thực hiện đào tạo: là quá trình thực hiện đào tạo thông qua các nội dung sau: - Đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc cho NQT cấp trung;

- Đào tạo hoạt động theo nhóm: nhằm hướng dẫn cho đội ngũ NQT cấp trung cách hoà nhập và làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả nhất;

- Đào tạo thực hiện nhiều chức năng: nội dung này nhằm trang bị cho NQT cấp trung một lượng kiến thức rộng lớn và đầy đủ, khả năng thực hiện được nhiều công việc, có khả năng tư duy tổng hợp cao, linh hoạt trong công việc.

62

Đào tạo tính sáng tạo cho NQT cấp trung: ở hình thức đào tạo này đội ngũ NQT cấp trung được ưu tiên làm việc trong một môi trường đặc biệt , được tự do suy nghĩ sang tạo theo ý thích cá nhân, phát huy hết tính sáng tạo mà không bị kiểm soát bởi bất cứ hệ thống kiểm soát nào.

2.3.4.2. Phương pháp đào tạo nhà quản trị cấp trung

Vấn đề đào tạo NQT cấp trung đặc biệt quan trọng và quyết định sự phát triển của công ty. Trong những năm qua ban lãnh đạo Tổng công ty đã chú tâm rất nhiều đến công việc này, đã đưa ra rất nhiều biện pháp tích cực nhằm đào tạo và quản lý NQT cấp trung một cách có hiệu quả. Trong xu thế toàn cầu hoá hội nhập toàn cầu thì vai trò của NQT cấp trung hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường, chính vì vậy để đuổi kịp thời đại thì bộ phận nhân sự của May 10 đã có nhiều ý tưởng nhằm nâng cao năng lực quản lý đội ngũ quản lý cấp trung, nắm bắt kịp thời các biến động của thị trường, đưa chất lượng NQT cấp trung của May 10 lên một tầm cao mới. Tổng công ty đã xây dựng các kế hoạch nhằm đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ, tay nghề cũng như sự tiếp thu nguồn công nghệ mới cho đội ngũ NQT cấp trung, cụ thể như:

- Mời các chuyên gia nước ngoài tập huấn thực hành tại May 10 cho đội ngũ cán bộ quản lý nhân sự về tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về quản lý tổ chức sản xuất, quản lý giờ giấc, kỉ luật làm việc …;

- Cử cán bộ quản lý cấp trung trẻ tuổi có thành tích đi tham gia học các lớp nghiệp vụ xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh, quản trị sản xuất, tài chính kế toán, tin học…;

- Tiến hành giám sát tại chỗ, chỉnh sửa và nâng cao tay nghề cho các NQT cấp trung còn yếu về năng lực hay chưa quen việc;

- Thường xuyên quan tâm động viên đến đời sống của NQT cấp trung, giúp họ giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công việc cũng như trong quan hệ với các đồng nghiệp;

- Thường xuyên mở thêm các lớp đào tạo ký năng thiết yếu cho NQT cấp trung trong toàn Tổng công ty;

63

- Thăm dò thị trường và có các kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho NQT cấp trung phù hợp với sự biến động thay đổi của khách hàng;

- Gửi cán bộ nguồn đi nước ngoài tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu để cho ra các sản phẩm mới và độc đáo;

- Tổng công ty còn áp dụng các hình thức đào tạo như tạo ra phong cách làm việc chuyên nghiệp, tổ chức các phong trào thi đua sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ… cũng mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của May 10.

Bảng 2.20. Mức độ đánh giá về kiến thức trong công việc sau đào tạo của NQT cấp trung trong May 10

S

Mức độ TT

Số điểm

1 Kiến thức về chuyên môn

2 Kiến thức về quản trị

3 Kiến thức về thị trường

4 Kiến thức chung về văn hóa – xã hội

5 Kiến thức về khách hàng

6 Kiến thức về đối thủ cạnh tranh

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả) Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và NQT cấp trung nói riêng, đồng thời cũng để nắm bắt kịp thời các biến động của thị trường, đưa nguồn nhân lực quản lý của Tổng Công ty lên một tầm cao mới, May 10 đã xây dựng các kế hoạch nhằm đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý các Phòng, ban và nâng cao trình độ cũng như sự tiếp thu nguồn công nghệ mới cho đội ngũ quản lý cấp phân xưởng. Về chất lượng NQT cấp trung sau đào tạo, kiến thức về chuyên môn đạt điểm trung bình là 4.3/5 điểm; kiến thức về quản trị nhân lực của NQT cấp

trung đạt 3.4/5 điểm. Kiến thức chung về văn hóa xã hội là thấp nhất, chỉ có 6/108 NQT cấp trung đạt điểm tốt.

64

2.3.4.3. Các hình thức đào tạo

- Đối với các cán bộ quản lý cấp trung, để nâng cao năng lực quản lý thì công ty có các ưu tiên đặc biệt là cho đi học các lớp quản lý tại các trường đại học và được hưởng lương như đi làm;

- Đối với một số ngành nghề mới mà công ty mới mở rộng thêm, đội ngũ NQT cấp trung chưa có kinh nghiệm về chuyên môn thì được cử đi học thêm để về truyền bá cho nhân viên trong Tổng công ty về lĩnh vực đó;

- Kí kết các hợp đồng đào tạo với các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp;

- Đối với các cán bộ quản lý nghiệp vụ Tổng công ty cho đi tham gia các lớp đào tạo trong vòng từ 3 đến 5 tháng

2.3.4.4. Thực trạng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý

Hộp 2.1. Đào tạo nâng cao chất lƣợng NQT cấp trung tại May 10

Nguồn: Báo điện tử Trang tin năng suất chất lượng - Ngành Công thương

Ngành Dệt May Việt Nam vốn đang chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, lại tiếp tục bước vào năm 2020 với những sự thay đổi liên tục, không thể dự báo trước do đại dịch Covid-19, nên May 10 coi thời gian này là thời gian

65

tập chung cho việc đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp chuyên môn. Trong hai ngày 16-17/09/2020, gần 100 NQT cấp trung ở các bộ phận bán hàng, giám sát bán hàng, kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh Thương mại và Siêu thị M10Mart đã được tham gia khóa đào tạo về chuyên môn do Tổng Công ty May 10 phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI tổ chức. Giảng viên của khóa học là Thạc sĩ Nguyễn Quốc Cường – Chuyên gia cao cấp của PTI. Khóa đào tạo được TCT May

10 tổ chức nhằm mục đích bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm. Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc TCT May 10 chia sẻ trước buổi đào tạo: “Mục tiêu của khóa đào tạo này là chúng ta phải có được những kiến thức, kỹ năng bán hàng mới, để chúng ta có những thay đổi trong thời gian tới. Mục tiêu của Công ty May 10 hiện nay là không chỉ những nhân viên bán hàng mà toàn thể CBCNV sẽ là những người bán hàng”.

Về việc đào tạo nội bộ và khuyến khích NQT cấp trung tự đào tạo chuyên môn kỹ năng cho nhân viên cấp dưới, May 10 đã làm rất tốt. Trong quá trình đào tạo, phòng TCHC nhận thấy 1 số nhược điểm như: phương pháp đào tạo còn mang tính chất lý thuyết nhiều; hình ảnh thao tác dẫn chứng không nhìn rõ cử động; thiếu các điểm nhấn cho những thao tác khó dẫn đến việc học viên tiếp thu và nhận thức chậm, chưa đáp ứng nhanh được yêu cầu về năng suất, chất lượng... Luôn xác định mục tiêu chiến lược là chú trọng hơn nữa vào đầu tư công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nhằm nâng cao trình độ và tay nghề, tối ưu hoá thời gian và chi phí đào tạo đội ngũ công nhân, Nhóm Nghiên cứu – Cải tiến – Tổ chức sản xuất (IE) – Tổng Công ty May 10 đã xây dựng “Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh các chủng loại sản phẩm: Sơ mi, Veston, Quần Âu”. Đây cũng là sáng kiến cải tiến xuất sắc đạt giải Nhì trong Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”. Bộ giáo án may bằng hình ảnh của 7 NQT cấp trung bao gồm các cán bộ Đào Thị Hường, Nguyễn Thúy Hà, Trịnh Đức Sơn, Hoàng Anh Tuấn, Lại Thị Thu Hà, Trần Thị Ngọc Ánh, Tô Thị Bích Thảo thuộc nhóm IE phòng Kỹ thuật đã kết hợp với IE các đơn vị xác định những công đoạn

66

chủ chốt, phức tạp của sản phẩm cơ bản, giúp rút ngắn thời gian đào tạo, tăng năng suất lao động. Đại diện Nhóm cải tiến cho biết các thành viên trong nhóm đã nghiên cứu, lựa chọn các công đoạn may khó, hay xảy ra sai lỗi khi may các sản phẩm, phân tích các thao tác chuẩn trong phân mềm chuyên dụng, tìm kiếm các công nhân tiêu biểu có thao tác chuẩn, đẹp và tiến hành ghi hình các thao tác dưới nhiều góc độ khác nhau. Các dữ liệu thu thập tiếp tục được xử lý bằng các phần mềm để nhấn mạnh các cử động khó, cách thức điều chỉnh sản phẩm đẹp, bổ sung các lưu ý, thông số, diễn giải của công đoạn để tạo thành video hướng dẫn hoàn chỉnh. Cuối mỗi video đều có hướng dẫn cách kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bộ giáo án này đã giúp rút ngắn được 10 ngày đào tạo đối với công nhân mới và tiết kiệm chi phí đào tạo trung bình 3,1 triệu đồng/công nhân mới. Đối với công nhân cũ được đào tạo lại thì năng suất tăng từ 10% đến 15%, tiết giảm trung bình 58 phút đào tạo/công nhân cũ so với phương pháp đào tạo cũ. Đồng thời, chất lượng sản phẩm tăng từ 10% - 15%, giảm số hàng phải sửa, qua đó tiết giảm công lao động và giảm lãng phí nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng bộ giáo án video/hình ảnh đã tạo sự đồng nhất về phương pháp sản xuất đối với các xí nghiệp làm cùng một loại sản phẩm, tránh việc cùng 1 tổ/đơn vị nhưng có các phương pháp làm khác nhau. Phương pháp này cho phép triển khai đào tạo mọi lúc, mọi nơi, giúp học viên công nhân dễ dàng tiếp thu các kỹ thuật, công đoạn khó, giáo viên dễ dàng truyền đạt nội dung đào tạo trong thời gian ngắn.

Dựa vào tất cả các nội dung về kế hoạch phát triển NQT cấp trung đã nêu trên, cùng với phân tích dự trù ngân sách của mình và kế hoạch đào tạo NQT cấp trung của Tổng công ty cổ phần May 10 được thể hiện ở bảng sau đây:

67

Bảng 2.21. Số lƣợng NQT cấp trung đƣợc đào tạo giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Người

Nội dung hình STT

thức đào tạo

I. Đào tạo cán bộ quản lý cấp trung

Bồi dưỡng về 1 chuyên môn và nghiệp vụ Áp dụng thiết bị 2 và chuyển giao công nghệ mới Đào tạo nâng cao 3

trình độ

Tổng cộng

II. Đào tạo trƣởng bộ phận sản xuất

Huấn luyện ban 1

đầu

2 Nâng bậc hàng

năm

Đào tạo lại và 3 nâng cao Áp dụng tiến bộ KHKT và 4 chuyển giao công nghệ Tổng cộng

III. Đào tạo nhận thức về ISO

Tổng cộng

(Nguồn: Phòng TCHC)

Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và NQT cấp trung nói riêng, đồng thời cũng để nắm bắt kịp thời các biến động của thị trường, đưa nguồn nhân lực quản lý của Tổng Công ty lên một tầm cao mới, May 10 đã xây dựng các kế

68

hoạch nhằm đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý các Phòng, ban và nâng cao trình độ cũng như sự tiếp thu nguồn công nghệ mới cho đội ngũ quản lý cấp phân xưởng.

Tổng công ty rất chú trọng vào công tác đào tạo nhận thức về ISO, giúp các NQT cấp trung hiểu rõ hơn thế nào là sự không phù hợp, sự phù hợp trong kết quả thực hiện so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Năm 2019, tỷ lệ NQT cấp trung được đào tạo về kiến thức quản lý là 506/723 người, tăng 12% so với năm 2018; tỷ lệ này tiếp tục được tăng lên 11% vào năm 2020. Còn về công tác đào tạo chuyên môn cho trưởng bộ phận sản xuất, năm 2018, số NQT cấp trung được đào tạo là 511 người/742 NQT cấp trung (chiếm 69% tổng số NQT cấp trung); năm 2019 là 81% và năm 2020 tỷ lệ này là 88%.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhà quản trị cấp trung tại tổng công ty may 10 (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w