Cơ cấu bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 52 - 54)

7. Nội dung các chƣơng

2.2.1Cơ cấu bộ máy quản lý

Bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập bao gồm: Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (trực thuộc Phòng TN&MT) và các đơn vị phối hợp khác thuộc UBND huyện như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Thanh tra, Phòng Tư pháp,...).

Phòng TN&MT

Chủ tịch UBND huyện

Yên Lập

Các cơ quan phối hợp

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Phòng Tài chính Kế hoạch Phòng Nông nghiệp và PTNT Phòng Thanh tra Phòng Tư pháp ….

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT

Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, UBND huyện Yên Lập đã thường xuyên cập nhật, chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết hóa các quy định của Trung ương, của tỉnh và cụ thể hóa các nghị quyết của Huyện ủy

phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm đảm bảo quy định pháp luật được thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phòng TNMT là cơ quan chuyên môn đã phối hợp với các phòng ban tham mưu UBND huyện ban hành, tổ chức triển khai các văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai nói chung và quản lý đất đai nói riêng thuộc thẩm quyền.

Trong 04 năm (2016 - 2019), Phòng TNMT đã tham mưu UBND huyện ban hành 558 văn bản chỉ đạo các lĩnh vực về: Công tác thu hồi, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý quỹ đất công ích; công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp bảo lãnh; công tác QLNN về lĩnh vực môi trường. Phòng đã ban hành 60 văn bản để chỉ đạo thực hiện công tác quản lý TNMT. Những văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện QLNN đối với sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Trong số các văn bản đã được ban hành phải kể đến các văn bản trọng tâm được đưa vào triển khai thực hiện trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, cụ thể:

- UBND huyện tham mưu Ban thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 61-NQ/HU ngày 16/3/2017 về công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020.

- Phòng TNMT tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch số 246/KH- UBND ngày 23/3/2017 về thực hiện dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020; Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 11/4/2017 về việc thành lập ban chỉ đạo dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020; Hướng dẫn số 675/HD-UBND ngày 26/6/2017 hướng dẫn quy trình thực hiện dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn đến năm 2020.

- Phòng TNMT tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch số: 273/KH- UBND ngày 28/3/2017 về việc thực hiện đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản

lý sử dụng đất đai của tỉnh giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn huyện.

UBND huyện đã chỉ đạo phòng TNMT phối hợp với phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn tổ chức các hội nghị triển khai, phổ biến pháp luật về đất đai. Trong 4 năm (2016-2019) đã tổ chức được 18 hội nghị cho trên 1.200 lượt người, cấp phát trên 200 cuốn sách Luật đất đai cho tủ sách pháp luật cấp xã, 16.000 bộ tài liệu tuyên truyền về Luật đất đai. Nhìn chung, hơn 85%, người dân sử dụng đất đai đã nắm và tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai nói riêng.

Nhìn chung những năm gần đây, nhiều nội dung về quản lý sử dụng đất đai đã được Phòng TN&MT phối hợp với các cơ quan khác thực hiện tốt như: tham mưu cho cấp tỉnh ban hành quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất; thực hiện lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện; phối hợp với cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan để lập danh mục các dự án cần thu hồi đất; thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch áp dụng bảng giá đất của tỉnh, xác định giá đất cụ thể; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng theo phân cấp của các cơ quan quản lý đất đai huyện Yên Lập đôi khi còn chồng chéo, việc phối hợp chỉ đạo, điều hành có lúc, có nơi chưa thật sự quyết liệt và thường xuyên; việc phối hợp kiểm tra, giám sát, chấp hành chính sách đất đai còn hạn chế.

Một phần của tài liệu QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 52 - 54)