Giải pháp về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 105 - 110)

7. Nội dung các chƣơng

3.2.2.Giải pháp về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

3.2.2.1. Giải pháp về thực hiện giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất

- Thực hiện đúng thẩm quyền và quy trình về giao đất, cho thuê đất đai , nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai .

+ Để khắc phục tình trạng mất rừng và quản lý rừng bền vững, cần chuyển đổi từ khai thác gỗ rừng tự nhiên là chính sang trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng, gắn khai thác với chế biến theo kế hoạch. Do vậy, cần xã hội hóa tài nguyên rừng và nghề rừng thông qua việc giao khoán cho các hộ dân thực hiện trồng và bảo vệ rừng theo quy hoạch.

+ Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác. Kiểm soát chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự

án đầu tư.

+ Vận động các cá nhân, hộ gia đình không còn lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp tự nguyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai cho người có nhu cầu sử dụng để sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt quỹ đất đai hiện có. Có thể kết hợp việc này với chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã.

- Có quy định hoặc cơ chế phù hợp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất đồng bộ với các quy hoạch ngành khác, không giao đất cho các dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ngoài quy hoạch (các khu, cụm công nghiệp, làng nghề); hoặc chia điều chỉnh quy hoạch giao đất, cho thuê đất theo đúng các căn cứ quy

định, đảm bảo sử dụng đât hiệu quả và khả năng thực thi của dự án đầu tư.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm Luật đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, hoang phí, lãng phí để thu hồi; sau đó đấu giá cho các doanh nghiệp và hộ cá nhân thuê lâu dài nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách hoặc xây dựng các công trình công cộng.

- Đầu tư, cải tạo đất hoang hóa, khai thác đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Những khu đất sản xuất nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả cần xem xét chuyển sang mục đích khác đạt hiệu quả hơn như: Trồng cây có giá trị kinh tế cao như chè, cao su, cam... ; đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì cho phép chuyển sang mục đích đất ở. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ việc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Hạn chế chuyển mục đích từ đất trồng lúa năng suất cao sang đất khác và không cho phép chuyển đổi mục đích khi chưa xem xét kỹ hồ sơ, hiện trạng sử dụng đất... và không đủ điều kiện

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Dồn điền đổi thửa để xây dựng cánh đồng có năng suất và thu nhập cao.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát quỹ đất trên địa bàn để tránh tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, kịp thời đề xuất các phương án sử dụng đất có hiệu quả.

- Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ các thành phần kinh tế nhằm tăng giá trị của đất đai.

- Hoàn thiện cơ chế thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

+ Xác định giá đất đai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi phù hợp, đúng quy định theo bảng giá đất của UBND tỉnh Phú Thọ; ưu tiên tái định cư cho các trường hợp không có chỗ ở khi bị thu hồi đất; không bồi thường về đất và các tài sản gắn liền đối với trường hợp đất đai bị thu hồi do vi phạm pháp luật. Có chính sách bảo vệ quyền lợi của nông dân khi bị thu hồi đất phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, dịch vụ công cộng...

+ Để đảm bảo lợi ích cho người nông dân khi thu hồi đất, cần xác minh diện tích thu hồi đất vừa dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vừa dựa trên báo cáo của khu dân cư, những người nắm rõ thực tế sử dụng đất đai của những hộ dân trong khu dân cư. Làm như vậy mới đảm bảo chính xác diện tích thu hồi và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất, tránh tình trạng một số đối tượng lợi dụng chiếm đoạt tiền đền bù.

3.2.2.2. Giải pháp về đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp, cấp giấy quyền sử dụng đất

- Rà soát và hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho những thửa đất đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai.

+ Khẩn trương kiểm tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai để hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lập thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đai theo quy định của luật đất đai. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với quy mô thích hợp để khuyến khích đầu tư sản xuất.

+ Đẩy nhanh tiến độ tà soát, xác định lại ranh giới sử dụng đất đai của các công ty lâm nghiệp, đo đạc, cắm mốc ranh giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty lâm nghiệp theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.

và sử dụng phôi Giấy chứng nhận tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Tập trung giải quyết các hồ sơ về cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng; rà soát nhu cầu cấp giấy chứng nhận của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận và đăng ký đất đai trực tiếp giao dịch với tổ chức, cá nhân đảm bảo giỏi về chuyên môn, niềm nở ân cần, thân thiện.

- Ưu tiên, tăng đầu tư ngân sách từ nguồn thu từ đất cho sự nghiệp quản lý đất đai, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn huyện, ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên ngành về quản lý đất đai.

- Để có số liệu về đất đai chính xác thì công tác khai báo, chỉnh lý biến động cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Hàng tháng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng TNMT cần có buổi họp giao ban với cán bộ địa chính xã để nghe báo cáo, tháo gỡ vướng mắc và cập nhật các biến động đất đai trên địa bàn. - Cần phải đơn giản hoá căn cứ và thủ tục cấp giấy chứng nhận theo hướng coi trọng hiện trạng sử dụng đất hơn là tìm hiểu về ngọn ngành về lịch sử hình thành và phát triển của nó. Thực tế sử dụng đất ổn định, không tranh chấp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước là một cơ sở quan trọng chứng nhận quyền sử dụng đất chính đáng của người đó. Ðể làm được điều này nên đẩy mạnh hơn nữa vai trò của UBND các cùng với hệ thống cụm dân cư và tổ dân phố cũng như cảnh sát khu vực, những người hàng ngày lăn lộn với cuộc sống và biết rõ nhất tình hình sử dụng đất đai ở khu vực mình ở. Mặt khác trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, để có thể đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận thì không nên trông chờ vào sự hoàn hảo ngay từ đầu, nôn nóng muốn đạt thành tích cao mà phải đi từng bước một và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đề ra.

- Về chính sách truy thu các loại thuế: Chính sách thu tiền sử dụng đất khi hợp thức hoá để cấp giấy chứng nhận còn quá cao. Tuy Thủ tướng chính phủ đã cho phép chủ sử dụng đất được ghi nợ các khoản thu theo quy định của nhà nước khi xét

hợp thức hoá để cấp giấy đến nay vẫn được duy trì nhưng vẫn còn tồn tại những điều bất hợp lý, để được cấp giấy, người dân phải nộp đầy đủ các khoản thu cho ngân sách như tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, phạt tiền xây dựng không phép, sai phép, truy thu các loại thuế đất, lệ phí trước bạ... Chính sách thu này không phù hợp với khả năng tài chính của người dân và khó có thể đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận được. Bởi vậy giải pháp đặt ra là nhà nước cần nghiên cứu các chế độ nhằm giảm bớt mức thu của từng khoản, nhà nước xem xét cho người dân chậm nộp các khoản thu theo quy định của nhà nước khi được cấp giấy chứng nhận.

- Ngoài ra phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của UBND các xã, thị trấn với các phòng chuyên môn đặc biệt là Phòng TNMT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Lập trong việc lập hồ sơ, chủ động tham mưu đề xuất giải quyết các vướng mắc với UBND huyện. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho Phòng TNMT hoàn thành được công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, nâng cao hiệu quả QLNN về đất, làm ổn định tình hình kinh tế chính trị, xã hội và cuộc sống của người sử dụng đất.

- Về tổ chức thực hiện, Phòng TN&MT và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Lập phải cử cán bộ tăng cường cho các xã, thị trấn, phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức cho người dân, các tổ chức sử dụng đất kê khai đăng ký đồng loạt cho từng xã, thị trấn, không thụ động chờ người sử dụng đất tới đăng ký như trước đây. Đồng thời, phối hợp với UBND xã, thị trấn cùng thực hiện việc xét duyệt hồ sơ ngay tại địa phương.

3.2.2.3. Giải pháp quản lý tài chính về sử dụng đất

- Quản lý chặt chẽ quỹ đất công ích theo quy định, cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ diện tích đất công ích tại các xã, thị trấn để đưa vào sổ theo dõi và thực hiện các thủ tục cho thuê đất theo quy định; đồng thời hàng năm Phòng Tài chính- Kế hoạch có hướng dẫn các xã, thị trấn về đơn giá cho thuê đất công ích để thực hiện ký hợp đồng theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ đạo cán bộ địa chính xã phối hợp với chính quyền thôn, bản, tổ dân phố thường xuyên kiểm tra, nắm bắt để yêu cầu các trường hợp đã mua bán, chuyển nhượng thực hiện các thủ tục theo quy định và thực hiện kê khia giá trị chuyển nhượng đúng với giá thực tế, qua đó hạn chế tình trạng thất thu thuế thu nhập cá nhân là lệ phí trước bạ trong chuyển nhượng đất.

- UBND huyện cần thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, thành phần gồm: Phòng TN&MT chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan thực hiện rà soát tất cả các trường hợp trốn thuế, chưa đóng tiền sử dụng đất, đối tượng sử dụng diện tích đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện và có phương án xử lý thích hợp để tránh thất thu cho NSNN. Vận động tổ chức, cá nhân sử dụng đất kê khai nộp tiền sử dụng đất, trường hợp hộ gia đình có khó khăn về tài chính thì hướng dẫn lập thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định.

- Hàng năm, UBND huyện cần thành lập đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện, thành phần gồm: phòng TN&MT chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính- Kế hoạch, phòng Kinh tế hạ tầng, UBND cấp xã và các đơn vị có liên quan thực hiện rà soát tất cả các trường hợp trốn thuế, chưa đóng tiền sử dụng đất đai , đối tượng sử dụng diện tích đất đai vào mục đích sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Lập và có phương án xử lý thích hợp để tránh thất thu cho ngân sách nhà nước. Vận động tổ chức, cá nhân sử dụng đất kê khai nộp tiền sử dụng đất, trường hợp hộ gia đình có khó khăn về tài chính thì hướng dẫn lập thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định.

Một phần của tài liệu QUẢN NH nƣớc về đất ĐAI TRÊN địa bàn HUYỆN yên lập, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 105 - 110)