Quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời

Một phần của tài liệu Bài giảng Định giá doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 34 - 36)

Giả sử một ngươi nào đó có 100 triệu đồng và muốn đầu tư, người đó có thể mua chứng khoán của chính phủ với lãi suất 10%. Cuối năm họ sẽ có 110 triệu đồng một cách chắn chắn, gồm 100 triệu gốc ban đầu và 10 triệu tiền lãi. Một cách đầu tư khác là người đó có thể mua cổ phiếu của công ty Y. Nếu công ty Y làm ăn phát đạt giá cổ phiếu có thể tăng lên đến 220 triệu đồng. Tuy nhiên nếu thất bại giá cổ phiếu của công ty Y có thể giảm xuống bằng 0. Chúng ta lại giả định rằng khả năng thành công và thất bại của công ty Y là 50% và 50% thì giá trị mong đợi của cổ phiếu sẽ là:

0,5. 0 triệu + 0,5. 220 triệu = 110 triệu Từ đó tỉ suất sinh lời mong đợi là:

110triệu − 100 triệu

100triệu = 0,1 = 10%

và lợi nhuận mong đợi (dự kiến) từ khoản đầu tư cổ phiếu này cũng là 10 triệu đồng. Như vậy nhà đầu tư có một sự lựa chọn giữa lợi nhuận chắc chắn 10 triệu đồng từ việc đầu tư vào chứng khoán của chính phủ, và lợi nhuận mong đợi cũng là 10 triệu đồng với sự rủi ro trong đó nếu đầu tư vào cổ phiếu của công ty Y. Nếu nhà đầu tư chọn loại đầu tư ít có rủi ro hơn thì người đó được xem là ngại rủi ro (Risk averse). Trên thực tế hầu hết các nhà đầu tư đều thuộc loại ngại rủi ro.

36

Từ khái niệm ngại rủi ro dẫn đến quan hệ giữa giá chứng khoán và tỉ lệ sinh lời. Nếu những điều kiện khác nhau không thay đổi thì: rủi ro của một chứng khoán càng cao thì giá cả của nó càng thấp và tỉ suất doanh lợi yêu cầu của nó càng cao.

Tỉ suất sinh lời yêu cầu là tỉ lệ sinh lời tối thiểu đối với một loại chứng khoán nào đó mà nhà đầu tư xem là chấp nhận được.

Như vậy cái giá để bù đắp cho rủi ro là tỉ suất sinh lời.

Ta quay lại ví dụ trên cả hai trường hợp mua chứng khoán của chính phủ và mua cổ phiếu của công ty Y tỉ suất sinh lời đều bằng 10%, nhưng không như mua chứng khoán của chính phủ nếu đầu tư vào chứng khoán của công ty Y bị lệ thuộc vào rủi ro bởi không biết trước kết quả của nó. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ chọn giải pháp thứ nhất tức là mua chứng khoán của chính phủ có mức rủi ro thấp.

Tuy nhiên, không phải các nhà đầu tư luôn chọn giải pháp có mức rủi ro thấp mà thái độ chấp nhận của các nhà đầu tư là rủi ro phải tương xứng với lợi nhuận.

Chẳng hạn phương án mua cổ phiếu của công ty Y trong trường hợp thất bại nhà đầu tư vẫn thu được 10 triệu đồng và thu nhập trung bình và tỉ suất sinh lời mong đợi sẽ là: 0,5 x 10 + 0,5 x 220 = 115 triệu và 115−100

100 = 15%

Ta có thể thấy mối quan hệ giữa tỉ lệ sinh lợi cần thiết với rủi ro qua hình (2.3)

Hình 2-3. Mối quan hệ giữa tỉ suất sinh lời cần thiết và rủi ro

Ta vẫn coi lãi suất của chứng khoán của chính phủ là tỉ lệ lãi suất không cỏ rủi ro thì mức bù đắp rủi ro của cổ phần của công ty Y trong trường hợp thứ hai là:

15% - 10% = 5%

Lợi nhuận trả khi không có rủi ro Tỉ suất sinh

lợi cần thiết %

Lợi nhuận trả cho rủi ro

37 Từ hình 2.3 ta có thể khái quát lại thành: (Tỉ lệ sinh lời cần thiết đối

với một khoản đầu tư mạo hiểm)

= (Tỉ lệ lợi nhuận tương ứng với mức không có rủi ro) +

(Lợi nhuận trả cho rủi ro)

Một phần của tài liệu Bài giảng Định giá doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)