Mục tiêu của nhà đầu tư là sinh lời. Mức sinh lời được đo bằng sự thay đổi giá trị của tài sản đầu tư cộng với thu nhập từ tài sản trong quá trình nắm giữ.
Ví dụ: Một người mua một cổ phiếu với giá 60.000 đồng. Sau một năm bán được 66.000 đồng và nhận được thêm 5.000 đồng cổ tức. Vậy mức sinh lời tuyệt đối của khoản đầu tư cổ phiếu của người này là:
Mức sinh lời = 66.000- 60.000+ 5.000 = 11.000 đồng
Cũng với ví dụ trên, nếu giá cổ phiếu sau một năm chỉ còn 50.000 đồng, thì Mức sinh lời = 50.000- 60.000+ 5.000 = -5.000 đồng
Trường hợp này nhà đầu tư bị lỗ 5.000 đồng do giá cổ phiếu bị giảm.
Cũng lưu ý rằng, tài sản trong ví dụ tại thời điểm 1 năm sau không nhất thiết phải đem bán, mà giá trên thị trường đã khẳng định mức sinh lời (lỗ) của nhà đầu tư. Nhà đầu tư muốn có tiền (hoặc chấp nhận lỗ) chỉ cần mang tài sản đó ra bán trên thị trường. Nếu nhà đầu tư không bán tài sản cũng tức là nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào tài sản đó.
Thông thường mức sinh lời sẽ được tính bằng số tương đối (%) để nhìn thấy hiệu quả của việc đầu tư. Trường hợp này ta gọi là tỷ suất sinh lời.
Tỷ suất sinh lời = Thu nhập về tài sản + Thay đổi giá tài sản (2.15) Giá của tài sản đầu kỳ
31 Trong ví dụ trên:
Tỷ suất sinh lời = 5.000+ 6.000 = 18,33% 60.000
Cũng có thể tính tỷ suất sinh lời bằng công thức:
Tỷ suất sinh lời = Tỷ suất lợi tức thu nhập + Tỷ suất lợi tức vốn đầu tư (2.16) Trong ví dụ trên:
Tỷ suất sinh lời = 5.000 +
6.000
= 18,33%
60.000 60.000
Kết quả trên cho thấy nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư đầu năm, thì cuối năm sẽ thu được 1,833 đồng và khi đầu tư càng nhiều thì mức sinh lời tuyệt đối càng nhiều. Trong thực tế, hầu như các nhà đầu tư chỉ quan tâm tới tỷ suất sinh lời.