Lợi ích của lắng nghe trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 45 - 46)

Lắng nghe là một kỹ năng hết sức quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là trong giao tiếp kinh doanh, gắn liền với lợi ích của chủ thể. Lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Thông thường người ta lắng nghe vì một số mục đích như:

- Lắng nghe để thoả mãn nhu cầu thu thập thông tin - Lắng nghe để hiểu người khác một cách tốt hơn - Lắng nghe nhắm thoả mãn nhu cầu của đối tượng

- Lắng nghe nhằm tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác - Lắng nghe giúp người khác tiếp nhận thông tin hiệu quả

45 - Lắng nghe để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột

Trong kinh doanh, có rất nhiều vấn đề mà thông tin truyền đi phải được đánh giá một cách chính xác. Nếu có sự sai lệch thì thiệt hại về lợi ích nhiều khi không lường trước được. Trong giao tiếp nội bộ cũng như giao tiếp với bên ngoài, lắng nghe mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Trong giao tiếp nội bộ:

- Một thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới, các quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị đều phải được thu nhận một cách chính xác và khách quan. Điều đó sẽ giúp bộ máy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả do hạn chế được những lỗi mắc phải khi thu nhận thông tin trong quá trình lắng nghe.

- Hai là thông tin từ dưới lên. Khi các nhà quản trị, các cấp trên lắng nghe cấp dưới hay nhân viên, họ sẽ nắm bắt được tình hình trong doanh nghiệp cũng như nhu cầu của công ty hay phản ánh từ khách hàng. Từ đó sẽ ra được những quyết định đúng đắn. - Ba là thông tin giữa các đồng nghiệp với nhau. Khi họ lắng nghe nhau, công việc sẽ hiệu quả hơn, khả năng làm việc nhóm, khả năng cộng tác nhiều hơn và hạn chế được các xung đột.

- Bốn là cải thiện mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau, hạn chế được các xung đột không đáng có và giúp cho bầu không khí làm việc trong doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Trong giao tiếp với bên ngoài:

- Một là, đối với các thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước. Lắng nghe giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng khuyến khích hay hạn chế một mặt hàng nào đó. Vì thế, sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh.

- Hai là, lắng nghe sẽ giúp doanh nghiệp thực thi đúng pháp luật, theo dõi được diễn biến thị trường. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những quyết định đúng đắn, tránh tổn hại tới lợi ích.

- Ba là, lắng nghe đối tác, khác hàng sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh cho phù hợp các quyết định hợp tác hay trong sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, lắng nghe còn giúp doanh nghiệp giải quyết được rất nhiều vấn đề với cộng đồng xung quanh doanh nghiệp. Tóm lại, để hạn chế tối đa những rủi ro và gia tăng lợi nhuận, lắng nghe là biện pháp rất quan trọng

Một phần của tài liệu Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)