Thay đổi trong phân cấp quản lý, quản trị nhóm, điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 33 - 35)

Thay đổi trong phân cấp quản lý

Để thích ứng với sự cạnh tranh toàn cẩu khốc liệt và những áp lực khác từ môi trường bên ngoài, nhiều doanh nghiệp đã và đang cắt giảm chi phí và cấu trúc lại hệ thống phân cấp quản lý theo hướng quản lý theo chiều ngang. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp giảm bớt các cấp quản lý theo chiều dọc.

 Ưu điểm & nhười điểm của xu hướng này:

 Ưu điềm:hệ thống quản lý thông tin ngắn hơn, thông tin được truyển đi nhanh chóng và kịp thời hơn  những người ra quyết định phản ứng nhanh hơn với những thay đổi tử môi trường.

 Nhược điểm: với ít thang bậc hơn, nhân viên cũng có ít cơ hội để đạt được sự thăng tiến trong sự nghiệp  Doanh nghiệp sẽ không thể bồi dưỡng được người đủ kinh nghiệm để điều hành ở vị trí cấp cao.

Chuyển đổi phương pháp quản lý từ “ra lệnh và kiểm soát” sang “hỗ trợ và tư vấn đào tạo”. Điều này có nghĩa là công việc trong doanh nghiệp được tổ chức lại để mọi người có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình nhằm hoàn thiện nhiệm vụ được giao.

Thách thức đối với giao tiếp: Trước đây, cấu trúc quản lý chỉ huy tập trung và theo thứ bậc không yêu cầu tất cả nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp. Các nhà quản trị chỉ đơn giản là truyền những thông điệp xuống cấp dưới. Ngày nay, nhân viên tuyến đầu

33 và các cấp quản lý đều phải tham gia vào quá trỉnh ra quyết định. Tất cả mọi người phải giao tiếp bằng lời và văn bản trong quá trình thực hiện công việc của mình. Họ phải chủ động chuẩn bị và chịu trách nhiệm trước những thông điệp giao tiếp của mình.

Quản trị nhóm

Cùng với hệ thống quản lý ít phân cấp, các công ty trên toàn cầu đang mở rộng các hoạt động theo nhóm để tăng cường sự liên kết giữa các nhân viên với nhau trong quá trình làm việc và đòi hỏi các nhân viên phải nâng cao kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm của mình.

Các công ty cũng thành lập các nhóm đa chức năng, mỗi cá nhân đều phải làm việc cùng những cá nhân khác để tiếp nhận và chia sẻ thông tin.

Đặt ra đòi hỏi với mỗi nhân viên: vừa biết lắng nghe, vừa biết trình bày ý tưởng thông qua các văn bản viết hoặc phát biểu bằng lời .

Điều kiện làm việc

CNTT và truyền thông ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách thức giao tiếp của người LĐ Các phương tiện như email, IM, video conference v.v.v hỗ trợ quá trình giao tiếp Ngày nay người ta thưởng trao đổi thông tin liên lạc với nhau bằng cách sử dụng thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, nhắn tin, máy tính cầm tay. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các cuộc họp, hội nghị từ xa qua điện thoại hoặc video với các đối tác trên toàn thế giới.

Ngoài ra, chúng ta còn chứng kiến sự bùng nổ các trang web công cộng, mạng xã hội.

Ưu điểm và thách thức:

Ưu điểm: Người lao động có thế liên kết trực tiếp, ngay lập tức và dễ dàng. Thách thức: người giao tiếp phải có các kỹ năng sử dụng công cụ giao tiếp mới. Ngoài ra, sự lan truyền thông tin nhanh chóng thông qua các công cụ giao tiếp mới cũng mang tính hai mặt.

Môi trường làm việc ngày nay đã thay đổi. Thay cho các phòng làm việc riêng hay các góc làm việc có vách ngăn, các công ty đang khuyến khích sử dụng các văn phòng mở, các trạm làm việc linh hoạt, phòng họp chung.

Thời gian làm việc linh hoạt hơn. Nhờ những tiến bộ trong công nghệ, người lao động không cần làm việc 8 tiếng một ngày một cách nhàm chán trong văn phòng làm việc nữa. Họ có thể tự sắp xếp thời gian làm việc linh hoạt hơn, có thể làm việc tại nhà hoặc trên dường đi.

34 Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt để có thể giữ liên lạc với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, KH, nhà cung cấp. Chính vì vậy, kỹ năng viết ngày càng trở nên quan trọng hơn và cần phải được phát triển hơn để tăng hiệu quả làm việc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)