II. Thời gian sản xuất Năm thứ I 11 20 12
PHÂN TÍCH BÁO CÁOKẾ TOÁN QUẢN TRỊ 12.1.Khái quát về báo cáo kế toán quản trị
12.1. Khái quát về báo cáo kế toán quản trị
12.1.1. Khái niệm báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo kế toán là phương tiện để truyền tải, cung cấp thông tin kế toán đến các đối tượng sử dụng thông tin. Báo cáo kế toán là báo cáo được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu, thông tin của kế toán. Báo cáo kế toán được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo đối tượng sử dụng thông tin kế toán, kế toán được phân thành kế toán tài chính và kế toán quản trị. Trên cơ sở đó báo cáo kế toán cũng được phân thành 2 loại là báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
Báo cáo kế toán quản trị là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách chi tiết, cụ thể về tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, nợ phải trả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý cụ thể của các cấp quản trị trong doanh nghiệp. Báo cáo kế toán quản trị giúp nhà quản trị doanh nghiệp phân tích, đánh giá, dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh phục vụ cho việc ra các quyết định quản trị.
Báo cáo kế toán quản trị không mang tính thống nhất, bắt buộc. Việc lập báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin tài chính và thông tin phi tài chính về thực trạng tài chính của doanh nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội bộ đơn vị. Đây là loại báo cáo chỉ sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp nên không mang tính thống nhất, bắt buộc chung; nội dung, hình thức trình bày, kỳ báo cáo được quy định tùy theo yêu cầu quản trị trong từng doanh nghiệp cụ thể. Chế độ quy định về loại báo cáo này (nếu có) chỉ mang tính chất hướng dẫn. cũng như phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị.
12.1.2. Tác dụng của báo cáo kế toán quản trị
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị có những tác động chủ yếu sau đây:
- Cung cấp các thông tinh kinh tế, tài chính cần thiết giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà chuyên môn kiểm tra một cách toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.
- Cung cấp các thông tinh kinh tế, tài chính cần thiết giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà chuyên môn phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách khách quan toàn diện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Dựa vào hệ thống báo cáo kế toán quản trị, nhà quản trị doanh nghiệp có thể phát hiện những khả năng, tiềm lực kinh tế- tài chính của doanh nghiệp, dự báo tình hình và xu thế vận động của doanh nghiệp.
- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cung cấp những tài liệu, số liệu quan trọng và cần thiết giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, các dự toán sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn của doanh nghiệp.
12.1.3. Yêu cầu của báo cáo kế toán quản trị
Để phát huy tác dụng của báo cáo kế toán quản trị, hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Số liệu trên báo cáo quản trị cần đảm bảo các yêu câu về mức độ chính xác, trung thực, khách quan ở mức độ hợp lý để phù hợp cho việc ra quyết định quản lý.
- Nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo quản trị cần nhất quán với nội dung, phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu kế hoạch tương ứng phải nhất quán giữa các kỳ với nhau, đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
- Báo cáo kế toán quản trị cần được lập rõ ràng, dễ hiểu và thiết thực đối với từng cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp.
- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.
- Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.
Các yêu cầu trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng cho các yêu cầu quản lý kinh tế của các nhà quản trị doanh nghiệp.
12.2. Các báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp
12.2.1. Phân loại báo cáo quản trị trong doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo quản trị trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp cụ thể. Do vậy báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp khá đa dạng về tên gọi, hình thức cũng như nội dung. Tuy vậy có thể phân loại hệ thống báo cáo kế toán quản trị theo nội dung kinh tế; theo thời gian lập; theo địa điểm lập và theo kỳ lập báo cáo.
12.2.1.1. Phân loại theo nội dung kinh tế
Theo nội dung kinh tế, báo cáo quản trị trong doanh nghiệp bao gồm các loại báo cáo sau:
- Báo cáo doanh thu, chi phí, lợi nhuân
- Báo cáo khối lượng hàng hóa mua vào, bán ra trong kỳ
- Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành và tiêu thụ trọng kỳ - Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành
- Báo cáo chi tiết hàng tồn kho
- Báo cáo chi tiết công nợ phải thu, phải trả - Báo cáo chi tiết tăng giảm nguồn vốn
Theo cách phân loại này, báo cáo quản trị trong doanh nghiệp bao gồm:
- Báo cáo quá trình cung cấp dự trữ, gồm: tình hình cung cấp dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; tình hình cung cấp hàng hoá, dịch vụ; tình hình cung cấp về lao động, chất lượng lao động, thiết bị sản xuất …
- Báo cáo quá trình sản xuất kinh doanh, gồm báo cáo về khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ; báo cáo về doanh thu tiêu thụ; báo cáo về tình hình sử dụng lao động, chất lượng sản phẩm; báo cáo tăng giảm vốn chủ sở hữu; báo cáo về tình hình các khoản phải thu, các khoản phải trả,..
- Báo cáo về kết quả kinh doanh, gồm: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; báo cáo tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
12.2.1.3.. Căn cứ vào địa điểm lập báo cáo
Theo tiêu thức này, báo cáo kế toán quản trị bao gồm:
- Báo cáo lập cho toàn doanh nghiệp, như: báo cáo khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của toàn doanh nghiệp trong kỳ; báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp trong kỳ; báo cáo tình hình tăng giảm nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp; báo cáo tình hình nợ phải thu ,và nợ phải trả của toàn doanh nghiệp.
- Báo cáo lập cho bộ phận, như: báo cáo kết quả hoạt kinh doanh lập theo từng bộ phận: theo phân xưởng sản xuất, theo quy trình công nghệ, theo dây chuyền sản xuất hoặc theo loại sản phẩm,..; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo từng đơn đặt hàng, cho tiêu dùng trong nước hay cho xuất khẩu; báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
12.2.1.4.. Căn cứ theo thời gian lập bảo cáo
Theo tiêu thức phân loại này, báo cáo kế toán quản trị bao gồm:
- Báo cáo lập cho thời gian dài thường gọi là báo cáo dài hạn, như cáo dự toán theo thời gian trong 1 năm về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các báo cáo phân tích và tổng hợp trong thơi gian ám 5 năm hoặc lâu hơn nữa về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Báo cáo lập cho thời gian ngắn hạn: loại báo cáo này thường được lập trong thời gian dưới 1 năm, như: báo cáo tình hình về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, ...
d. Căn cứ theo kỳ lập báo cáo
Theo tiêu thức phân loại này, báo cáo kế toán quản trị có thê bao gồm:
- Báo cáo thực hiện: là các báo cáo phản ánh tình hình kinh doanh cua doanh nghiệp hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm...
- Báo cáo dự toán: là các báo cáo về các dự toán sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, như: báo cáo dự toán về tiêu thụ san phận, báo cáo dự toán về sản xuất sản phẩm, báo áo dự toán về tình hình cung cấp dự trữ sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo dự toán về chi phí nhân công trực tiếp báo cáo dự toán về chi phí sản xuất chung, báo cáo dự toán về
giá vốn hàng bán, báo cáo dự toán về kết quả kinh doanh, báo cáo dự toán về thanh toán tiền mặt,...
Ngoài các cách phân loại trên, kế toán quản trị còn bao gồm các loại báo cáo, như: báo cáo tông hợp, báo cáo phân tích, báo cáo chi tiết... Tất cả các loại báo cáo của kế toán quản trị ở trên đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau nhằm cung cấp một cách đầy đủ nhất bức tranh về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian đã qua và của kỳ kinh doanh sắp tới.
12.2.2. Nội dung một số báo cáo kế toán quản trị
12.2.2.1.. Báo cáo doanh thu, chi phí lợi nhuận
Đây là báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết theo bộ phận, khu vực hoặc theo sản phẩm trong mối quan hệ so sánh giữa các kỳ với nhau hoặc giữa thực hiện với kế hoạch. Đây là báo cáo được sử dụng nhiều nhất, giúp nhà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp xác định rõ mức độ đóng góp và kết quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, từng mặt hàng. Thông qua đó nhà quản trị phát hiện những khả năng tiềm ẩn, những hạn chế tồn tại và những giải pháp tích cực nhằm đưa quá trình sản xuất kinh doanh phát triển tốt hơn.
Về hình thức, báo các doanh thu, chi phí, lợi nhuận được biểu hiện dưới nhiều hình thức, biểu mẫu khác nhau theo yêu cầu quản trị của từng doanh nghiệp. Bảng 12.1 minh họa mẫu báo cáo quản trị doanh thu, chi phí, lợi nhuận điển hình.
Bảng 12.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH
Tháng…..Quý...Năm….. Đơn vị tính…….đ Chỉ tiêu Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) …. Tổng cộng toàn công ty
Kỳ Kỳ này Kỳ Kỳ này ... Kỳ Kỳ này
trước KH TH trước KH TH trước KH TH
A. DOANH THU 1 2 3 4 5 6 …... … … … 1. Doanh thu 2.Các khoản giảm trừ - Chiết khấu TM - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại - ...