Đánh giá bản thân người khởi sự

Một phần của tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 (Trang 30 - 32)

Trước khi khởi sự kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, đồng thời với việc đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài để xác định tính hiện thực của cơ hội kinh doanh, người khởi sự cần đánh giá khả năng thực hiện của chính mình. Sẽ rất có ích nếu người khởi sự tự đánh giá xem bản thân mình thích và không thích gì, có năng lực và không có năng lực gì liên quan đến công việc kinh doanh. Điều này không chỉ giúp họ định hướng tìm kiếm cơ hội kinh doanh mà còn giúp họ đi đến một ý tưởng kinh doanh phù hợp với các kỹ năng và sở thích của mình.

1.2.2.1. Nội dung đánh giá

Đánh giá những điểm mạnh

Mỗi người đều có những điểm mạnh, những tố chất đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể. Những điểm mạnh sẽ là nền tảng cho một công việc kinh doanh cụ thể của người khởi sự. Bản thân người khởi sự có thể đã quen thuộc với những tố chất của mình đến mức chúng không thể xuất hiện ngay lập tức trong đầu. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy tự đánh giá bản thân trong một vài tuần lễ để xem mình có những điểm mạnh và tố chất gì. Sau đó, cũng có thể kết hợp với việc hỏi những người hiểu rõ mình để biết ấn tượng của họ về những điểm mạnh và tố chất đó.

Đánh giá những điểm yếu

Điểm yếu gây khó khăn và thậm chí có thể cản trở công việc kinh doanh của người khởi sự. Vì vậy, nhìn nhận được điểm yếu là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thừa nhận và dám đối mặt với điểm yếu của mình. Người khởi sự cần nhớ lại và liệt kê tất cả các điểm yếu của mình. Hãy suy nghĩ mở rộng ra ngoài những điểm yếu đã được nhận thức rõ ràng. Nếu càm thấy lúng túng, có thể hỏi ý kiến những người thân, đặc biệt là những người quen biết từ khi còn nhỏ để xem họ có đồng tình với những nhận xét về điểm yếu của mình hay không.

Đánh giá những kỹ năng, kinh nghiệm đã tích lũy

Dù làm việc trong bất kỳ môi trường nào, mỗi người đều có thể tích lũy được những kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Kỹ năng, kinh nghiệm giúp ích cho công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và là điều kiện đảm bảo công việc kinh doanh thành công. Để biết được các kỹ năng và kinh nghiệm của mình, người khởi sự cần tự viết ra tất cả các công việc mà mình đã từng đảm nhận, các kỹ năng tích lũy được qua những công việc đó. Người khởi sự cần nghĩ đến các nhiệm vụ khác nhau mà bản thân biết cách hoàn thành. Để có danh sách kỹ năng, kinh nghiệm hoàn chỉnh nên liệt kê ít nhất 10 mục khác nhau.

Đánh giá những việc bản thân thích làm

Những việc bản thân thích làm có thể giúp người khởi sự tiến hành công việc với kết quả như mong muốn, thái độ hào hứng và nhiệt huyết. Người khởi sự cần lập danh sách những việc bản thân thích làm. Điều này có thể không dễ dàng. Danh sách phải gồm

ít nhất 10 việc khác nhau. Hãy suy nghĩ mở rộng ra ngoài những sở thích và những mối quan tâm nảy sinh tức thì trong đầu mình. Nếu cảm thấy lúng túng, có thể hỏi ý kiến của những người đã biết mình từ lâu.

Đánh giá những việc bản thân không thích làm

Người khởi sự cũng cần lập danh sách ít nhất 10 việc mình không thích làm. Điều này cũng không dễ dàng. Cần suy nghĩ mở rộng ra ngoài những việc mình không thích hoặc không muốn làm nảy sinh tức thì trong đầu. Nếu cảm thấy lúng túng, có thể hỏi ý kiến của những người đã biết mình từ lâu.

1.2.2.2. Phương pháp đánh giá

Để tiến hành đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, người khởi sự cần tiến hành thận trọng, không nóng vội:

- Hãy lập các loại danh sách theo những nội dung trên trong một khoảng thời gian nhất định (vài tuần). Mỗi khi có một ý tưởng mới, hãy lập tức ghi nó vào mục thích hợp.

- Tự đánh giá hoặc hỏi những người hiểu rõ bản thân mình để khơi dậy trí nhớ cũng như khẳng định những điều bản thân chưa thấy rõ ràng.

- Thực hiện đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, các kỹ năng bằng phương pháp cho điểm và gắn với các hướng có ý định kinh doanh.

Có nhiều cách cho điểm khác nhau. Bảng 1.3 đưa ra một cách giúp người khởi sự xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình và xác định xem liệu mình đã sẵn sàng để trở thành chủ doanh nghiệp hay chưa.

Bảng 1.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, các kỹ năng của bản thân người khởi sự

Các kỹ năng Điểm Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 1. Kỹ năng bán hàng 2. Kỹ năng marketing 3. Kỹ năng tài chính 4. Kỹ năng kế toán 5. Kỹ năng quản trị hành chính 6. Kỹ năng quản trị nhân sự 7. Các kỹ năng cá nhân:

- Kỹ năng thuyết trình - Kỹ năng viết

- Kỹ năng sử dụng máy tính và công nghệ

- Kỹ năng soạn thảo và xử lý văn bản - Kỹ năng tổ chức

- Kỹ năng quản lý thời gian

Các kỹ năng Điểm Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 8. Các khả năng khác:

- Làm việc trong thời gian dài - Quản trị rủi ro và sự căng thẳng - Đối mặt với thất bại

- Làm việc độc lập

- Làm việc cùng người khác - Chịu các áp lực trong công việc

Tổng điểm

Người khởi sự có thể đánh giá bản thân theo các kỹ năng được liệt kê trong bảng. Tự cho điểm các kỹ năng cụ thể bằng cách điền số điểm thích hợp theo thang điểm 1-10 với điểm 1-2 chỉ khả năng ở mức rất thấp, 3-4 chỉ mức thấp, 5-6 chỉ mức trung bỉnh, 7-8 chỉ mức cao và 9-10 chỉ mức rất cao. Sau đó, tính điểm trung bình ở từng lĩnh vực và tổng số điểm trung bình đạt được rồi ghi vào cột và dòng tương ứng. Có thể kết luận về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo số điểm tự đánh giá như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu tổng điểm đạt được ít hơn 40 điểm, người khởi sự cần cân nhắc lại xem quyết định khởi sự kinh doanh của mình có đúng đắn không.

- Nếu tổng điểm đạt trong khoảng 40-50, người khởi sự gần như có thể tiến hành công việc kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn nên dành nhiều thời gian để khắc phục một số điểm yếu của bản thân.

- Nếu tổng số đạt được lớn hơn 50, người khởi sự đã có thể sẵn sàng bắt đầu công việc kinh doanh của mình.

Cần lưu ý là Bảng 1.3 chỉ gợi ý một cách để đánh giá những kỹ năng của bản thân. Người khởi sự có thể điều chỉnh và tự lập bảng đánh giá phù hợp với hướng mà mình có ý định kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 (Trang 30 - 32)