Cấu trúc điển hình của một bản kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 (Trang 43)

Bạn có thể soạn thảo kế hoạch kinh doanh với mức độ chi tiết khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích và đối tượng khác nhau. Tất nhiên, kết cấu của bản kế hoạch kinh doanh có thể thay đổi cho phù hợp. Không có kết cấu nào được coi là hoàn hảo hay chuẩn mực cho mọi trường hợp.

Nhìn chung, bản kế hoạch kinh doanh phải bao gồm những nội dung chính sau: - Luận chứng về quy mô và triển vọng của cơ hội kinh doanh trên thị trường; - Luận chứng về mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh bao gồm các thông tin về tên gọi, hình thức sở hữu, địa điểm trụ sở của doanh nghiệp, phương thức sản xuất kinh doanh, các nguồn lực cần huy động (số lượng, cơ cấu) và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mô hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận và phương thức hoàn trả các khoản nợ vay cũng như giải quyết quan hệ sở hữu của các đối tượng hữu quan đối với doanh nghiệp;

- Thông tin về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế của nhóm đồng sáng lập/điều hành doanh nghiệp;

- Các tài liệu hỗ trợ, bổ sung thông tin đi kèm với bản kế hoạch.

Hộp 1.3 giới thiệu kết cấu điển hình của bản kế hoạch kinh doanh. Lưu ý là không có một cấu trúc nào được coi là duy nhất đúng cho mọi tình huống, mọi mục đích. Có thể soạn thảo kế hoạch kinh doanh nhằm mục đích khác nhau và mỗi mục đích lại có yêu cầu cụ thể về tính chi tiết đối với từng nội dung của bản kế hoạch kinh doanh.

Hộp 1.2. Kết cấu điển hình của bản kế hoạch kinh doanh

 Trang bìa ngoài  Mục lục

 Phần tóm lược

 Phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh  Mô tả công ty và sản phẩm

 Kế hoạch marketing và bán hàng  Kế hoạch sản xuất/ tác nghiệp  Kế hoạch nhân sự

 Kế hoạch tài chính  Dự phòng rủi ro  Phụ lục (nếu có).

CÂU HỎI, BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1. Trình bày khái niệm khởi sự kinh doanh? Làm thế nào để quyết định có nên khởi sự kinh doanh hay không?

2. Kinh doanh có phải là một nghề không? Phân tích đặc điểm của nghề kinh doanh?

3. Phân tích những điểm chung thường thấy ở những doanh nhân thành đạt? 4. Trình bày những vấn đề cần chuẩn bị và cách thức chuẩn bị khi mà một người

muốn trở thành chủ doanh nghiệp?

5. Trình bày quan điểm của bạn đối với câu phát biểu sau: “Nên mua lại công ty đang hoạt đô ông vì cách này tốt hơn cách tạo lâ ôp một công ty mới”?

6. Nêu khái niệm nhượng quyền kinh doanh? Trình bày lợi ích và hạn chế của nhượng quyền kinh doanh?

7. Trình bày cách thức nhận diện cơ hội kinh doanh?

8. Giải thích vì sao phải đánh giá bản thân người khởi sự? Trình bày những nội dung và phương pháp sử dụng để đánh giá bản thân người khởi sự.

9. Trình bày khái niệm “Ý tưởng kinh doanh”? Trình bày những phương pháp tạo ý tưởng kinh doanh?

10. Phân tích mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh?

11. Trình bày cách thức lựa chọn ý tưởng kinh doanh tốt nhất trong số những ý tưởng được hình thành?

12. Trình bày khái niệm “kế hoạch kinh doanh”? Nêu các loại hình kế hoạch kinh doanh thường gặp?

13. Giải thích vì sao phải lập kế hoạch kinh doanh?

Một phần của tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)