7. Kết cấu luận văn
1.5.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích hình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh hay còn gọi là hoạt động tài trợ của DN là việc xem xét các mối quan hệ: tài sản và nguồn vốn; qua đó đánh giá sự an toàn, ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cân bằng tài chính là: “tài sản được tài trợ trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hoá tài sản ấy”. Như vậy, khi tính đến độ an toàn, ổn định trong việc tài trợ, nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn; tài
sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.
Ta có cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:
Tài sản Tài sản Nguồn vốn Nguồn vốn
+ = + [5, tr.148]
ngắn hạn dài hạn ngắn hạn dài hạn
Hay:
Tài sản Nguồn vốn Nguồn vốn Tài sản
ngắn hạn - = - [5, tr.148]
ngắn hạn dài hạn dài hạn
Phân tích tình hình tài trợ thực chất là xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn dài hạn (bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vay dài hạn) với tài sản dài hạn hay tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn. Vốn lưu chuyển là số vốn tối thiểu của DN nhằm duy trì hoạt động KD bình thường của DN. Với số vốn lưu chuyển, DN có khả năng bảo đảm chi trả các khoản chi tiêu mang tính chất thường xuyên mà không cần vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác.
Vốn lưu chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn
[5, tr.149]
Vốn lưu chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
[5, tr.149]
Trường hợp vốn lưu chuyển > 0: nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn, nghĩa là nguồn tài trợ ổn định của DN dùng để đầu tư tài sản dài hạn, còn phần thừa dùng để đầu tư tài sản ngắn hạn. Trong trường hợp này DN được an an toàn vì nó cho phép DN đương đầu được với những rủi ro có thể xảy xa như việc phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của các nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời…
Trường hợp vốn lưu chuyển <= 0: Trường hợp này có nghĩa DN không có vốn hoạt động thuần. Theo đó, DN đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Khi vốn hoạt đồng thuần =0, nguồn vốn dài hạn bằng tài sản dài hạn điều đó có nghĩa nguồn vốn dài hạn của DN vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, cân bằng tài chính trong trường hợp này vẫn đạt được song tính ổn định chưa cao. Trong trường hợp này DN cần liên tục phải đảo nợ và sử dụng các biện pháp như thu hẹp quy mô tài sản cố định, thu hồi đầu tư đầu tư tài chính dài hạn, tăng vay dài hạn hay sử dụng các công cụ tài chính dài dạn…
Tuy nhiên VLC bao nhiêu thì đủ, muốn trả lời được câu hỏi này chúng ta phải có cơ sở để đánh giá đó chính là đảm bảo tài trợ đủ cho HTK và các khoản phải thu ngắn hạn. Xét nguồn vốn ngắn hạn gồm vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động, … thì phải trả người lao động và phải trả người bán là những khoản chiếm dụng thì khoản chiếm dụng là khoản mà luôn tồn tại nên xét tính chất nó là nguồn dài cho nên khoản để tài trợ được bớt cho các khoản chiếm dụng gọi là nhu cầu vốn lưu chuyển.
Như vậy ta có chỉ tiêu phân tích thứ 2 là:
Nhu cầu vốn lưu chuyển = Hàng tồn kho + Phải thu ngắn hạn – Các
Trong đó: Các khoản phải trả ngắn hạn = Nguồn vốn ngắn hạn – Vay và
nợ ngắn hạn.
Xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển bằng cách sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu Vốn lưu chuyển và Nhu cầu vốn lưu chuyển ở thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ để đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính cũng như mức độ an toàn hoặc rủi ro trong hoạt động tài trợ của doanh nghiệp.