7. Kết cấu luận văn
1.4.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont là phương pháp dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu để biến đổi chỉ tiêu ban đầu thành một chuỗi các nhân tố có mối quan hệ mật thiết với nhau phục vụ mục đích phân tích.
Chẳng hạn, mô hình Dupont vận dụng phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản ROA như sau:
Tỷ suất sinh Lợi nhuận sau Lợi nhuận sau Doanh thu
thuế thuế thuần
lời của tài = = x
Tài sản bình Tài sản bình
sản (ROA) Doanh thu thuần
quân quân
Tỷ suất sinh lời Tỷ suất sinh lời Số vòng quay
của tài sản = của doanh thu x của tài sản
(ROA) (ROS) (SOA)
Nguồn: [5, tr.23]
Từ mô hình trên cho thấy, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì doanh nghiệp phải nghiên cứu để tăng
sức sinh lời của doanh thu và làm cho số vòng của tài sản bình quân nhanh.
Để tăng số vòng quay của tài sản (SOA), phải tăng quy mô doanh thu thuần và phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu tài sản. Tuy nhiên, tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân thường có quan hệ thuận, tức là tổng tài sản tăng thì tồng doanh thu thuần cũng tăng.
Để tăng tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS), cần tăng lợi nhuận sau thuế. Mặt khác, lợi nhuận sau thuế có quan hệ thuận chiều với doanh thu thuần. Như vậy, doanh thu thuần tăng cũng sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế tăng. Để tăng quy mô doanh thu thuần cần giảm các khoản giảm trừ doanh thu, mở rộng thị phần và thường xuyên nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ (để không giảm giá bán, có thể tăng giá bán). Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận sau thuế
đồng thời với biện pháp tăng doanh thu thuần cần tăng cường kiểm soát chi phí trong sản xuất và tiêu thụ, áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình tài chính Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Từ phân tích thấy rõ sự ảnh hưởng định lượng, định tính của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Từ đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh sâu sắc và toàn diện. Đồng thời phương pháp còn giúp đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.