7. Kết cấu luận văn
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tạ
dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội mang tính độc lập, thống nhất, địa bàn phân bổ tập trung. Do vậy công ty đã lựa chọn mô hình tổ trức công tác kế toán tập trung theo sơ đồ sau:
Kế toán tổng hợp và TSCĐ Kế toán trưởng Kế Kế toán Kế toán
toán chi phí Kế toán Khối
thanh sx và giá khối công
toán thành Dịch vụ nghệ
Thủ quỷ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán, Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội) Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Phòng Tài chính- Kế toán của công ty có 13 người, hầu hết có trình độ Đại học, có trách nhiệm và chuyên môn nghiệp vụ cao, đặt dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể như sau:
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về việc chỉ đạo tổ chức công tác kế toán, là người tham mưu cho Giám đốc công ty về các quyết định tài chính của công ty. Chỉ đạo việc tổ chức bộ máy, tổ chức việc tính toán ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình trích nộp các khoản ngân sách lên cấp trên. Tổ chức hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kế toán tài chính, kiểm tra hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tài chính kế toán, kiểm tra kế toán nội bộ, hướng dẫn cho đội ngũ kế toán thực hiện các chế độ chính sách nhà nước. Định kỳ (quý, năm) lập báo cáo kế toán tài chính và xác định kết quả kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo đó.
Kế toán tổng hợp và theo dõi TSCĐ: Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh đã phản ánh trên các trứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ. Định kỳ cuối tháng, quý, năm tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chi phí, lập bảng phân bổ chi phí,
tổng hợp doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong công ty. Bên cạnh đó nhân viên kế toán này còn đảm nhận việc theo dõi và hạch toán TSCĐ của công ty, bao gồm phản ánh tình hình biến động TSCĐ, trích lập khấu hao, theo dõi tổng vốn khấu hao, giá trị còn lại của tài sản để từ đó ý kiến đề xuất, sữa chữa, đại tu hoặc thanh lý TSCĐ. Hàng ngày (tháng) nếu có nghiệp vụ phát sinh liên quan tới tài sản cố định thì ghi chép, phản ánh vào sổ chi tiết, thẻ TSCĐ.
Kế toán thanh toán: Theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền mặt vào sổ thu chi.
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành: Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của Công ty. Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng yêu cầu quản lý (như theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng, theo yếu tố chi phí, khoản mục giá thành, theo sản phẩm và công việc).
Kế toán khối công nghệ: Có nhiệm vụ theo dõi các phát sinh của các trung tâm khối công nghệ gửi lên. Định kỳ nhập báo cáo của các Trung tâm.
Kế toán khối dịch vụ: Có nhiệm vụ theo dõi các phát sịnh của các trung tâm trong khối dịch vụ. Định kỳ nhập báo cáo do các trung tâm gửi lên trên hệ thống sổ sách của Công ty .
Kê toán khối đầu tư: Có nhiệm vụ theo dõi các phát sinh của Ban quản lý dự án và Sàn Giao dịch Bất động Sản. Định kỳ theo quý nhập báo cáo tài chính do Ban quản lý dự án gửi lên vào hệ thống sổ sách của Công ty .
Tại mỗi công ty con, có tổ chức nhân viên kế toán phụ trách để phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty, chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng, các khoản thu khác và chi tiền mặt. Cuối ngày
lập báo cáo tình hình thu chi tiền mặt và đối chiếu số liệu với kế toán, vì công việc lớn nên phần hành này bố chí hai người.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhân lực và các phần hành cho bộ máy kế