7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh hay còn gọi là hoạt động tài trợ chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của Công ty. Để đánh giá việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính cũng như tính ổn định của hoạt động tài trợ cho toàn bộ tài sản, người ta sử dụng chỉ tiêu Vốn lưu chuyển. Vốn lưu chuyển là phần nguồn vốn dài hạn (sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn) được dùng để tài trợ cho nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên để đánh giá chỉ tiêu vốn lưu chuyển nhằm đưa ra nhận định về sự an toàn trong hoạt động tài trợ của DN ta dùng thêm chỉ tiêu Nhu cầu vồn lưu chuyển. Ta có bảng phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp: (Bảng 2.3)
Bảng 2.3: Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch cuối năm 2019 so với Chênh lệch cuối năm 2018 so Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2018 31/12/2017 cuối năm 2018 với cuối năm 2017
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. VLC 14.242.325.719 14.611.549.900 22.885.594.487 (369.224.181) 97,47 (8.274.044.587) 63,85 1. TSNH 280.330.070.008 247.073.312.456 187.792.917.503 33.256.757.552 113,46 59.280.394.953 131,57 2. Nợ NH 266.087.744.289 232.461.762.556 164.907.323.016 33.625.981.733 114,47 67.554.439.540 140,97 II. NCVLC 38.250.977.647 91.138.216.980 85.508.412.120 (52.887.239.333) 41,97 5.629.804.860 106,58 1. HTK 57.198.066.659 51.041.977.980 36.327.858.699 6.156.088.679 112,06 14.714.119.281 140,50 2. CKPT NH 176.028.323.925 169.872.190.712 132.900.791.299 6.156.133.213 103,62 36.971.399.413 127,82 3. Các khoản phải trả ngắn hạn 194.975.412.937 129.775.951.712 83.720.237.878 65.199.461.225 150,24 46.055.713.834 155,01 a. Nợ NH 266.087.744.289 232.461.762.556 164.907.323.016 33.625.981.733 114,47 67.554.439.540 140,97 b. Vay và nợ ngắn hạn 71.112.331.352 102.685.810.844 81.187.085.138 (31.573.479.492) 69,25 21.498.725.706 126,48
Qua bảng 2.3 ta thấy ở cả 3 thời điểm cuối năm 2017, 2018, 2019 vốn lưu chuyển của công ty đều dương. Cụ thể cuối năm 2017 là 22.885.594.487 đồng; cuối năm 2018 là 14.611.549.900 đồng; cuối năm 2019 là 14.242.325.719 đồng cho thấy công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Một phần tài sản ngắn hạn của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên vốn lưu chuyển của công ty lại có xu hướng giảm. Cuối năm 2018 so với cuối năm 2017 giảm 8.274.044.587 là do tài sản ngắn hạn tăng 59.280.394.953 đồng, nợ ngắn hạn tăng 67.554.439.540 đồng. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng, chi phí phải trả ngắn hạn tăng và vay và nợ thuê tài chín ngắn hạn tăng. Việc Công ty tăng các khoản chiếm dụng và vay ngắn hạn gắn với điều kiện công ty đang phải thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tiến độ các công trình, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vay nợ được đánh giá là hợp lý. Cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 vốn lưu chuyển của công ty giảm 369.224.181 đồng là do tài sản ngắn hạn tăng 33.256.757.552 đồng, nợ ngắn hạn tăng 33.625.981.733 đồng. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là khoản phải trả người bán tăng, người mua trả tiền trước tăng, vay nợ giảm. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền tăng; các khoản phải thu tăng và hàng tồn kho tăng. Mặc dù vốn lưu chuyển giảm nhưng ta thấy cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 vốn lưu chuyển cao hơn cuối năm 2018 so với cuối năm 2017, tức là cuối năm 2019 công ty đang nỗ lực để đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, để hoạt động tài chính an toàn và ổn định hơn.
Nhu cầu vốn lưu chuyển của Công ty cuối năm 2018 so với cuối năm 2017 tăng 5.629.804.860 đồng nghĩa là các khoản mục tài sản thường xuyên liên tục (Hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn) không đủ để bù đắp các khoản phải trả ngắn hạn nên công ty phát sinh 5.629.804.860 đồng nhu cầu nguồn vốn vay và nguồn vốn dài hạn. Công ty thực tế đã tăng vay nợ ngắn hạn và tăng vốn chủ sở hữu tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ để bù đắp cho hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 nhu cầu vốn lưu chuyển giảm 52.887.239.333 đồng, cho thấy các khoản
chiếm dụng ngắn hạn đã bù đắp được khoản mục tài sản thường xuyên liên tục, công ty không phát sinh nhu cầu vốn vay ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn; làm giảm áp lực huy động vốn của Công ty.
Cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 công ty tập trung sử dụng nguồn vốn chiếm dụng (nguồn vốn chiếm dụng tăng 65.199.461.225 và giảm vay nợ ngắn hạn 31.573.479.492 đồng. Như vậy có thể thấy tình hình tài chính của công ty đang bớt rủi ro hơn.
2.3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
2.3.3.1. Phân tích tình hình công nợ
Việc đi phân tích tình hình công nợ tức là theo dõi quản lý công nợ phải thu và công nợ phải trả. Từ đó nắm rõ khoản bị chiếm dụng cũng như đi chiếm dụng của doanh nghiệp; và quản lý những khoản nợ dây dưa khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có nguồn để thanh toán.. Việc phân tích tình hình công nợ mới chỉ dừng lại ở việc xem xét qui mô công nợ phải thu (khoản bị chiếm dụng) và công nợ phải trả (khoản đi chiếm dụng), và so sánh số liệu các năm để biết công nợ của doanh nghiệp có chiều hướng tăng lên hay giảm đi. (Bảng 2.4)
Tại ngày 31/12/2019, các khoản phải thu của công ty chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn đạt 176.539.111.023 đồng, tăng so với đầu năm 2019 là 6.156.133.213 đồng tương ứng với 103,61%. Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2019 là 176.028.323.925 đồng, đầu năm 2019 là 169.872.190.712 đồng, tăng 6.156.133.213 đồng tương ứng với 103,62%, trong đó chiếm phần lớn là phải thu của công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và thương mại Nam Ninh – phần lãi cho vay chưa thu hồi được là 11.584.357.331 đồng. Chi phí bảo hiểm trả trước cuối năm là 57.247.553.828 đồng tăng so với đầu năm là 31.073.937.168 đồng tương ứng với 218.72%. Các khoản trả trước cho người bán để dược cung ứng dịch vụ trong tương lai, đây là nguồn vốn bị chiếm dụng do đó công ty cần kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn này. Các khoản phải thu ngắn hạn khác năm 2018 là 120.093.796.629 đồng, năm 2019 là 43.218.326.654 đồng, giảm so với năm 2018 là 76.875.469.975 đồng tương ứng với 35,99%, đây là một thành tích của công ty khi tiến hành thu hồi bớt nguồn vốn đang bị chiếm dụng.
Bảng 2.4: Bảng phân tích tình tình công nợ Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2019 so với Chênh lệch 2018 so với
Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2018 31/12/2017 2018 2017
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
(%) (%)
A. Các khoản phải thu 176.539.111.023 170.382.977.810 132.900.791.299 6.156.133.213 103,61 37.482.186.511 128,20
I. Các khoản phải thu ngắn hạn 176.028.323.925 169.872.190.712 132.900.791.299 6.156.133.213 103,62 36.971.399.413 127,82 1. Phải thu ngắn hạn khách hàng 48.498.877.868 29.690.135.061 42.024.124.263 18.808.742.807 163,35 (12.333.989.202) 70,65 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 56.719.909.766 29.368.289.491 21.237.870.756 27.351.620.275 193,13 8.130.418.735 138,28 II. Các khoản phải thu dài hạn 510.787.098 510.787.098 - 0 100,00 510.787.098 - B.Các khoản phải trả 194.975.412.937 129.775.951.712 82.689.377.770 65.199.461.225 150,24 47.086.573.942 156,94
I. Các khoản phải trả ngắn hạn 194.975.412.937 129.775.951.712 82.689.377.770 65.199.461.225 150,24 47.086.573.942 156,94 1. Phải trả người bán ngắn hạn 57.874.624.676 36.613.340.481 41.638.558.088 21.261.284.195 158,07 (5.025.217.607) 87,93 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 87.983.413.367 47.868.482.518 23.275.805.000 40.114.930.849 183,80 24.592.677.518 205,66 3. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 19.696.054.151 6.466.682.111 1.365.227.123 13.229.372.040 304,58 5.101.454.988 473,67 4. Phải trả người lao động 1.846.109.319 1.491.763.485 0 354.345.834 123,75 1.491.763.485 - 5. Chi phí phải trả 26.209.891.542 34.611.398.128 15.442.016.533 (8.401.506.586) 75,73 19.169.381.595 224,14 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.365.319.882 2.724.284.989 967.771.026 (1.358.965.107) 50,12 1.756.513.963 281,50
II. Các khoản phải trả dài hạn 0 0 0 0 0 0 0
Các khoản phải trả của công ty cuối năm 2019 là 194.975.412.937 đồng, tăng so với đầu năm 2019 là 129.775.951.712 đồng tương ứng với 150,24%. Các khoản phải trả của Công ty không có phải trả dài hạn mà tất cả đều là phải trả ngắn hạn. Các khoản phải trả cho thấy qui mô đi chiếm dụng vốn của Công ty. Và ta thấy qui mô này lớn hơn qui mô các khoản bị chiếm dụng. Vì vậy công ty đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng. Đây có thể là một tín hiệu tốt với công ty.
Các khoản phải trả ngắn hạn không chỉ có sự biến động nhẹ, ngoài khoản chiếm dụng người bán, người mua ứng trước và chiếm dụng người lao động; phải trả ngắn hạn của công ty tăng do tiền phạt về vi phạm hành chính về thuế đối với sô thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường với hoạt động khai thác cát. Công ty cần phải có kế hoạch thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.
2.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán tại Công ty
Khi phân tích khả năng thanh toán công ty sử dụng hệ thống chỉ tiêu gồm: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh để đánh giá khả năng đảm bảo các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tài sản. (Bảng 2.5)
Bảng 2.5: Bảng phân tích khả năng thanh toán Công ty cổ phần Sông Đà
-Hà Nội
Chênh lệch Chênh Chỉ tiêu 2019 2018 2017 2019 so với lệch 2018
2018 so với 2017
1. Khả năng thanh toán tổng quát 1,182 1,203 1,270 (0,021) (0,067) 2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,054 1,063 1,139 (0,009) (0,076) 3. Khả năng thanh toán nhanh 0,155 0,109 0,096 0,046 0,013 4. Khả năng thanh toán lãi vay 1,463 1,692 1,891 (0,229) (0,199)
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán, Công ty cố phần Sông Đà - Hà Nội và tính toán của tác giả)
Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty là không tốt. Khả năng thanh toán tổng quát cuối năm 2019 giảm so với cuối năm 2018 là 0,021; cuối
năm 2018 giảm so với cuối năm 2017 là 0,067 do nợ phải trả và tổng tài sản của Công ty đều tăng, nợ phải trả tăng nhiểu hơn tổng tài sản. Nguyên nhân là do năm 2019 doanh nghiệp vay nợ nhiều, chủ yếu là tăng vay nợ ngắn hạn. Công ty vay nợ để phục vụ cho một số dự án trọng điểm như dự án khai thác khoáng sản lô 1A, 1B khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; trụ sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Nam Định, trường PTTH Nguyễn Trường Thúy GĐ2. Việc tập trung tăng nguồn vốn vay của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh hiện tại là phù hợp nhưng sẽ làm cho doanh nghiệp phụ thuộc tài chính và tăng rủi ro. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát ở cuối năm 2017, 2018, 2019 của công ty lần lượt là 1,270; 1,203 và 1,182 đều đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm 2019 là 1,054; cuối năm 2018 là 1,063; cuối năm 2017 là 1,139 cho thấy việc đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm đã giảm đi, các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu là khoản vay nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn tài sản ngắn hạn vì thế các chỉ tiêu thanh toán nợ ngắn hạn có xu hướng giảm. Khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng. Cụ thể cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 tăng từ 0,109 lên 0,155; cuối năm 2018 so với cuối năm 2017 tăng 0,013 cho thấy sự đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn cụ thể là khoản nợ chiếm dụng bằng tiền của doanh nghiệp đã tăng lên. Nguyên nhân là do năm dự trữ tiền mặt của công ty tương đối tốt do khoản tiền gửi không kỳ hạn tăng. Chứng tỏ công ty chủ động trong việc thanh toán nợ.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết toàn bộ lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho công ty thanh toán được bao nhiêu lần chi phí lãi vay và tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Trong giai đoạn 2017 – 2019 chỉ tiêu này của công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của công ty lành mạnh. Tuy nhiên, chỉ tiêu này của công ty đang có xu hướng giảm. Năm 2018 hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm 0,199 so với năm 2017 là do chi phí lãi vay tăng nhiều hơn lợi
nhuận trước thuế và chi phí lãi vay; năm 2019 giảm so với năm 2018 là 0,229 là do cả lợi nhuận trước thuế và lãi vay, và chi phí lãi vay giảm trong đó lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay lại giảm nhiều hơn.