I. Công nhân cơkhí
9 Đánh bạc, tổchức đánh
2.4.3. Chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được coi là biện pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.
Hiện nay, Công ty Thống Nhất đang thực hiện đào tạo theo quy trình sau:
Sơ đồ 2.2 : Qui trình đào tạo:
Trách nhiệm
thực hiện Sơ đồ quá trình đào tạo
Sơ đồ/Biểu mẫu liên quan Xác định nhu ầu đào t Xem xét Lập KH đào tạo Phê duyệt
Thực hiện đào tạo
Thi nâng Đào bậc, nâng tạo nội
lương bộ
Theo dõi quá trình đào tạo
Lưu hồ sơ, đánh giá hiệu quả đào tạo
Đào tạo bên ngoài 5.2.1 Lãnh đạo BM.03.07 Trưởng bộ phận BM.03.08 BM.03.09 BM.03.10 TP. TCHC 5.2.2 T.PTCHC BM.03.11 Giám đốc TCHC 5.2.3 5.2.3a TCHC, KT, đơn vị 5.2.3b liên quan. 5.2.3c BM.03.12 BM.03.13 5.2.4 BM.03.14 TCHC 5.2.5 TCHC Bá o cá
Công ty Thống Nhất đã và đang áp dụng các hình thức đào tạo sau:
Thi nâng bậc, nâng lương: Phòng Tổ chức hành chính phối hợp với phòng Kỹ thuật tổ chức lớp học lý thuyết và thi lý thuyết, với các đơn vị liên quan tổ chức thi thực hành cho công nhân
Đào tạo nội bộ:
ß Tự đào tạo tại chỗ
ß Mời chuyên gia về đào tạo
ß Đào tạo cán bộ công nhân viên mới
ß Đào tạo nội bộ định kỳ: đào tạo an toàn vệ sinh lao động, an toàn sử dụng hoá chất, phòng cháy chữa cháy....
Đào tạo bên ngoài:
ß Gửi đi các trường đào tạo (nếu có nhu cầu
ß Đào tạo bên ngoài khác
Trên thực tế, Công ty Thống Nhất có quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực nhưng mới chỉ dừng lại tập trung đầu tư cho những hoạt động đào tạo mang tính tập thể như: cử người đi tham gia phòng cháy chữa cháy, đi học các lớp đào tạo về nghiệp vụ kế toán, công tác tiền lương …mời giảng viên về đào tạo vềan toàn vệsinh lao động, sơ cấp cứu….
Hiện nay, Công ty Thống Nhất chưa có chính sách bằng văn bản chính thức về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong đó có quy định rõ về tiêu chuẩn, quy trình cũng như vai trò, trách nhiệm của Công ty, cá nhân trong và sau hoạt động này. Các cá nhân khi tham gia các khóa học bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực đều phải tự lo thu xếp thời gian và kinh phí đào tạo. Do đó, trong thời gian vừa học vừa làm này, chất lượng và kết quả công việc sẽ giảm sút bởi sự phân tán thời gian, công sức của người lao động. Vì đây là đào tạo mang tính tự phát, không có trong kế hoạch hóa nguồn nhân lực nên sau thời gian đào tạo, có thể Công ty sẽ không thể bố trí công việc cho phù
hợp với trình độ, năng lực mới của người lao động, dẫn đến tâm lý chán nản và khả năng nghỉ việc của người lao động là rất lớn. Như vậy, việc tự tham gia các khóa đào tạo mà không có định hướng, quy hoạch này của người lao động dễ dẫn đến tình trạng “thừa vẫn thừa mà thiếu vẫn thiếu” nguồn nhân lực có chất lượng cho Công ty.