Phát huy vai trò của cộng đồng, tăng cường tính tự quản

Một phần của tài liệu 18.xuanluc (Trang 85 - 87)

Có thể nói cộng đồng có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Cộng đồng chính là đối tượng chính để thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý văn hóa. Văn hóa muốn phát triển ngoài việc dựa vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thống qua các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển văn hóa, sự quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp và trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp; thì vài trò của cộng đồng cũng có đóng góp rất lớn, cộng đồng chính là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc, cộng đồng cũng chính là cái nôi, là không gian an toàn cho văn hóa phát triển.

Để công tác quản lý văn hóa ngày càng tốt hơn, cùng với xu hướng hội nhập và phát triển, thì hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý văn hóa, giảm dần sự phụ thuộc, hỗ trợ của nhà nước đang được các cấp, các ngành của Huyện quan tâm triển khai. Muốn văn hóa phát triển bền vững,

phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thì công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác quản lý văn hóa, đặc biệt là tự quản về di sản văn hóa là nội dung cần phải được quan tâm triển khai thực hiện. Từ việc cộng đồng không gắn trách nhiệm thì qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cộng đồng sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa, về vai trò và quyền lợi của mình trong công tác quản lý văn hóa. Ở huyện Tam Nông, các di sản văn hóa tiêu biểu, việc bảo vệ và phát huy các di sản này gắn với trách nhiệm của cộng đồng đã được các cấp, các ngành trên địa bàn huyện triển khai thực hiện rất có hiệu quả trong nhiều năm nay. Nhiều di tích trên địa bàn hiện nay được chính quyền địa phương thành lập ra Ban quản lý, trong đó có cả những người dân có tâm, có đức và có đóng góp trong bảo vệ di sản, những nơi này công tác bảo vệ di sản luôn được thực hiện rất tốt, các di sản đều phát huy giá trị trong đời sống.

Hiện nay trên địa bàn huyện cần tăng cường tính tự quản và phát huy vai trò của cộng đồng trong quản lý văn hóa giai đoạn hiện nay thì cần phải tập trung triển khai một số giải pháp sau:

- Phối hợp với Sở VHTT&DL thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia quản lý văn hóa (di sản văn hóa, dịch vụ văn hóa,…). Việc nâng cao ý thức trách nhiệm chính là việc thay đổi thái độ, thay đổi hành vi trong hoạt động văn hóa; tổ chức các lớp tập huấn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh văn hóa, dịch vụ văn hóa biết và nắm rõ các quy định, văn bản pháp quy có liên quan trong hoạt động văn hóa, quản lý văn hóa.

- Đối với cộng đồng nơi có di sản văn hóa, các khu phố, tổ dân nên thành lập các tổ tự quản, tuyên truyền, vận động nhân dân sống trong vùng có di sản hiểu rõ hơn về ý nghĩa, trách nhiệm, về vai trò và thái độ của mỗi người dân trong việc bảo vệ di sản. Từ đó có những hành động có ý thức hơn để bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn. Chỉ có khi nào

bảo vệ tốt di sản văn hóa thì di sản văn hóa mới phát huy được giá trị trong cuộc sống.

- Công tác quản lý và tổ chức lễ hội, phải chuyển về cộng đồng đúng nghĩa. Để cộng động quản lý, trực tiếp tổ chức và tham gia vào hoạt động của lễ hội, đặc biệt là các lễ hội tín ngưỡng dân gian, lễ hội truyền thống (hiện nay một số lễ hội truyền thống, hiện đại đang bị sân khấu hóa, người tổ chức và người biểu diễn trong lễ hội không phải là chủ thể của lễ hội). Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước lúc này chỉ đạo định hướng cho cơ sở, cộng đồng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Một phần của tài liệu 18.xuanluc (Trang 85 - 87)