Điều kiện kinh tế chính trị xã hội

Một phần của tài liệu 18.xuanluc (Trang 30 - 32)

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Tam Nông có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản. Trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu trồng nhiều loại cây công nghiệp dài ngày cây cọ, cây sơn, cây chè. Huyện chỉ đạo tập trung phát triển cây chè ở một số xã vùng đồi nên diện tích cây ngày càng được mở rộng. Nhiều địa phương còn trồng nhiều cây ăn quả như cam, chanh, dứa, chuối, táo… trong đó có

cây vải ngon nổi tiếng vì quả to, cùi dày được trồng ở Hương Nha, Thanh Uyên, dứa mật ở Văn Lang.

Từ năm 2010 đến năm 2016 giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá toàn diện, các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm bước đầu được thực hiện có hiệu quả, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Nông nghiệp của huyện từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; có sự chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cỏ nhằm phát triển chăn nuôi; cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ lệ chăn nuôi tăng, đa dạng các loại cây trồng.

Bên cạnh việc sản xuất nông, lâm nghiệp – thủy sản, huyện còn chú trọng đến sản xuất công nghiệp- xây dựng. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII (nhiệm kỳ 2010 - 2015), Tam Nông phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 15%/năm. Trong đó mục tiêu giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản tăng 15%/ năm trở lên. Ngành Công nghiệp - xây dựng tăng 36%/năm. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Công nghiệp- xây dựng: 56%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản: 18,5%. Sản lượng lương thực đạt 25.550 tấn trở lên, thu nhập bình quân đầu người trên 20 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1% [50].

Hiện nay, huyện đang tập trung phát triển cơ cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo thuận lợi cho việc xúc tiến đầu tư phát triển để phát triển sản xuất công nghiệp - xây dựng, gắn phát triển công nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành nghề; phát triển nông nghiệp nông thôn, phát huy thế mạnh, tiềm năng của địa phương.

Xuất phát từ nhận thức mới về vai trò của văn hoá, coi văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư. Xây dựng thiết chế văn hoá thể thao đồng thời đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hoá, thể dục thể thao. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, thường xuyên tổ chức có chất lượng các hoạt động văn hoá, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân gian truyền thống, nâng cao chất lượng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá các hoạt động văn hóa phù hợp với từng địa phương.

Một phần của tài liệu 18.xuanluc (Trang 30 - 32)