Nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa và quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu 18.xuanluc (Trang 76 - 78)

Trong chiến lược phát triển toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nhiều lần vai trò to lớn của văn hóa, xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, cùng với việc xây dựng văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Văn hóa từ một quyền lực “mềm” đang dần trở thành quyền lực “cứng”, trở thành một trụ cột kinh tế quan trọng không thể thiếu của đất nước.

Tuy nhiên, để có nhận thức đúng đắn về văn hóa, cũng như công tác quản lý nhà nước về văn hóa và vận dụng nó vào thực tiễn là một vấn đề không đơn giản. Tại huyện Tam Nông vẫn còn một số địa phương nhân dân chưa thực sự coi trọng văn hóa, chưa đặt văn hóa ở một vị trí ngang tầm với xã hội, ngang tầm với một số lĩnh vực khác. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa và công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Tam Nông cần có biện pháp cụ thể sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền để giúp cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện Tam Nông nhận thức được mục đích, ý nghĩa của văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân, cũng như vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của văn hóa. Xác định trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức, trước hết là các đồng chí lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với việc giữ vững định hướng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân.

- Nâng cao nhận thức về công tác quản lý nhà nước đối với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ngành, các đoàn thể nhân dân. UBND Huyện cần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về vai trò vị trí của công tác quản lý nhà nước về văn hóa, cùng đội ngũ những người làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa để có sự đầu tư thỏa đáng cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư về chế độ chính sách, cũng như nguồn nhân lực cho công tác quản lý này. Đồng thời cũng có biện pháp khuyến khích đổi mới công tác quản lý nhà nước về văn hóa để đáp ứng với yêu cầu phát triển mới của ngành văn hóa nói riêng và sự phát triển của Huyện nói chung.

- Tạo điều kiện cho nhân dân trong huyện trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước, cũng như tự quản lý các hoạt động văn hóa tại cơ sở, tạo tiền đề cho quần chúng nhân dân có nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa và thực hiện quyền làm chủ của mình, tiến tới xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Phát huy tính tích cực, chủ động, tự quản của cộng đồng dân cư trên cơ sở tôn trọng pháp luật, kết hợp hài hòa giữa quản lý xã hội bằng pháp luật và các quy ước cộng đồng với hoạt động văn hóa.

Như vậy, sức mạnh của công tác quản lý nhà nước về văn hóa phụ thuộc rất nhiều vào việc nâng cao nhận thức hơn nữa về vai trò của văn hóa và công tác quản lý văn hóa đối với toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa không chỉ là nhiệm vụ, công việc của ngành văn hóa, mà còn là trách nhiệm, sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Vì vậy, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và thực hiện những giải pháp cụ thể, đồng bộ, nhằm hạn chế những yếu kém, phát huy những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa để văn hóa thực

sự thấm sâu vào mọi tầng lớp dân cư, trở thành nên tảng tinh thần vững chắc của xã hội, góp phần thiết thực xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu 18.xuanluc (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w