Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu 20.-Luận-án-Pháp-luật-về-kiểm-soát-ô-nhiễm-môi-trường-không-khí-ở-Việt-Nam (Trang 138)

Một là, xuất phát từ nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam. Như chúng ta biết sự phát triển của xã hội văn minh dựa trên ba trụ cột Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự. Trong đó kinh tế thị trường là đầu máy kéo xã hội phát triển, Nhà nước pháp quyền là đòn bảy và xã hội dân sự canh chừng cho sự phát triển đó được dân chủ, công bằng, bình đẳng nhằm tránh sự lạm quyền của Nhà nước, tránh những tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường. Trong Nhà nước pháp quyền bảo vệ quyền con người vừa là nguồn gốc vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền mà quyền con người đương nhiên không chỉ đơn giản là quyền được sống, quyền tự do theo nghĩa chung nhất mà phải được sống trong môi trường trong lành sạch đẹp trong môi trường đó con người được sống trường thọ, sống mạnh khỏe và sống hữu ích. Do vậy, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đóng vai trò rất quan trọng để đạt được mục tiêu này.

Hai là, xuất phát từ đường lối, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường trong

đó đề cao việc kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khi nói riêng. Quan điểm này đã được thể hiện rất rõ trong Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991-2000, Chỉ thị 36 ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị khoá VIII, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 -2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX; văn kiện Đai biểu đại hội toàn quốc lần thứ XII năm 2016, Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị khoá IX (ngày 15/11/2004) và Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng đưa ra mục tiêu ngăn chặn, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra; khắc phục ÔNMT, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, xử lý nghiêm các cơ sở gây ÔNMT không khí. Đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2013. Trong Nghị quyết này Đảng Cộng sản Việt Nam đã có đánh giá toàn diên về vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường trong suốt gần 30 năm đổi mới từ 1986 – 2015 và đã chỉ ra thực tiễn rất quan trọng về vấn đề này, như tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nặng nề do ô nhiễm môi trường không khí gây ra. Từ đó Nghị quyết này đã đưa ra chủ trương cần phải tăng cường không chỉ bảo vệ môi trường mà còn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phải chủ động ứng phó với biến đổi

khí hậu. Đây là cơ sở rất quan trọng để Nhà nước ta hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nói riêng.

Ba là, xuất phát từ chính thực trạng môi trường không khí của Việt Nam. Những

năm qua do việc phát triển kinh tế một cách ồ ạt thiếu quy hoạch hợp lý của đã gây ra nhiều thiệt hại cho môi trường không khí và cho cộng đồng. Sự quá coi trọng giá trị GDP mà không chú ý đến những hậu quả to lớn về môi trường đã dẫn đến môi trường không khí bị ô nhiễm ở mức báo động cao. Nhiều vụ ô nhiễm nghiêm trọng đã xảy ra gây ra thiệt hại lớn cho Nhà nước và xã hội. Ví dụ ô nhiễm khí thải do chất thải của nhà máy nhiệt điện Phả Lại gây ra với người dân ở Hải Dương và Bắc Ninh, hay gần đây nhất ô nhiễm môi trường không khí do chất thải của Nhà máy nhiệt định Vĩnh Tân 2 gây ra với môi trường không khí và ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân ở tỉnh Bình Thuận, … gây ra những bức xúc trong xã hội về vấn đề này. Thực tiên này đặt ra vấn đề cần có biện pháp để kiểm soát có hiệu quả ô nhiêm môi trường không khí.

-Bốn là, xuất phát từ thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

trường không khí. Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nói riêng ngày càng được ban hành và hoàn thiện, nhưng các quy định này cả dưới giác độ lý luận và thực tiễn cho thấy chưa đồng bộ, còn tản mạn, thiếu sót và hạn chế và chưa mang tính hệ thống cần phải được nghiên cứu hoàn thiện nhằm góp phần kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường không khí.

Năm là, cùng với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa. Việt Nam ngày càng chủ

động hội nhập khu vực và quốc tế. Ở cấp độ song phương với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, trên tình thần coi tất cả các nước là bạn, hợp tác cũng cũng có lợi, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới và hiện nay Việt Nam có rất nhiều đối tác chiến lược, như Việt Nam – Liên bang Nga, Việt Nam Ấn Độ, Việt Nam – Thái Lan, Việt Nam – Sigapo,.. hay đối tác toàn diện, như Việt Nam – Australia, Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – NiuDiLan,… Ở cấp độ khu vực, Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),… Còn ở cấp độ phổ cập toàn cầu Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đặc biệt hiện Việt Nam đã tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia vào sân chơi chung, Việt Nam phải tuân thủ luật chơi chung, điều này dẫn tới Việt Nam phải đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật của mình, trong đó có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Những nhu cầu đó đặt ra vấn đề phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, trong đó có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

4.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Các quốc gia trong quá trình phát triển, để kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí họ đều đưa ra những quan điểm, những chiến lược phát triển góp phần định hướng xây dựng chính sách, pháp luật nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả. Ví dụ: tại Singapo, nước này đã ban hành Chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí, gồm 4 yếu tố: Phòng

chống, Thực thi, Giám sát, Giáo dục. Chiến lược thiết yếu vì môi trường bao gồm: 1)

đạt được mức độ nhận thức cao về môi trường ở Singapo; 2) thúc đẩy công nghệ làm sạch môi trường và bảo tồn tài nguyên; 3) BVMT địa phương cũng như môi trường toàn cầu [81]. Hay ở Trung Quốc, để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả, nước này cũng thông qua Chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí quốc gia đến năm 2050 với những mục tiêu rất rõ ràng và cụ thể là bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an toàn sinh thái. Tất cả mọi nơi phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí quốc gia bằng cách thực hiện hành động quốc gia về không khí sạch và hầu hết mọi khu vực cơ bản đạt được giá trị về chất lượng không khí xung quanh của WHO. Trong Chiến lược cũng quy định riêng để kiểm soát các loại khí gây ô nhiễm nghiêm trọng như SO2, NOx. Các quy định cơ bản tập trung vào việc thực thi kiểm soát tổng lượng phát thải ở các khu vực điển hình và các tác nhân quan trọng gây ô nhiễm. Đối với khí NOx có các quy tắc kiểm soát, thực thi các chính sách kiểm soát phát thải ở các khu vực ô nhiễm công nghiệp nặng [22][115]. Hay tại Hoa Kỳ, áp dụng Chiến lược “Tái công nghiệp hóa”. Tháng 11 năm 2009, Tổng thống Obama đưa ra mô hình tăng trưởng của Mỹ phải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững. Trong Chiến lược “Tái công nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới, hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh đạo sạch trong công nghệ. Hướng tiếp cận mới theo cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Những chiến lược này đã giúp các quốc gia kiểm soát hiệu quả hơn các ô nhiễm môi trường không khí do phát triển kinh tế gây ra [56]. Có thể thấy do tầm quan trọng của môi trường không khí đối với sự sinh tồn của con người và sinh vật, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các chiến lược để định hướng quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Ở Việt Nam, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là một trong những quan tâm hàng đầu của Đảng ta trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tầm quan trọng của vấn đề này được đề cập đến trong nhiều văn kiện cũng như các Nghị quyết của Đảng. Do vậy, trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp

luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả tác giả cho rằng cần dựa trên những định hướng sau:

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần gắn với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành;

- Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí phải phù hợp với các cam kết quốc tế, cũng như khu vực, đặc biệt là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thỏa thuận này nhấn đã nhấn mạnh đến sự chung tay của các quốc gia trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng trong hưởng thụ các giá trị về môi trường giữa các quốc gia, giữa các vùng, các địa phương, các cộng đồng và phải hài hòa được lợi ích giữa doanh nghiệp với cộng đồng và môi trường. Do vậy, chính sách pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cũng cần hướng đến điều này. Đồng thời cũng cần phải cụ thể hóa được những vấn đề Việt Nam đã cam kết theo Thỏa thuận. Đặc biệt là phải tận dụng được những lợi ích mà thỏa thuận Paris sẽ mang lại cho Việt Nam nhằm kiểm soát hiệu quả ô nhiễm môi trường không khí chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần gắn với vai trò của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư. Tăng cường đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

- Xây dựng chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần tập trung vào kiểm soát ô nhiễm tại nguồn nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí. Cần bắt đầu ngay từ chính sách thu hút đầu tư, không phải thu hút đầu tư bằng mọi giá mà tập trung thu hút đầu tư những lĩnh thân thiện môi trường. Các dự án đầu tư cần được kiểm soát ngay từ khi xem xét chấp nhận chủ trương đầu tư và coi trọng cả tiền kiểm và hậu kiểm xây dựng lập và tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư dự án đầu tư;

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường không khí cần đặt ra lộ trình. Cần tiến tới xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường không khí và hướng tới xây dựng Luật Không khí sạch ở Việt Nam. Quá trình này có thể tiếp cận theo một trong 2 hướng. Một là, xây dựng Bộ luật Môi trường với các nguyên tắc, quy định chung nhằm điều phối, kết nối các quy định về bảo vệ môi trường giữa các luật cụ thể như: Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Không khí sạch,… Hai là, xây dựng một Bộ luật Môi trường thống nhất trên cơ sở pháp điển hóa toàn bộ các quy định trong các luật chuyên ngành liên quan đến bảo vệ tài nguyên môi trường, trong đó có quy định về

kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm tạo ra sự thống nhất trong các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Những phương hướng lớn về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay.

4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí ở Việt Nam hiện nay

4.3.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, cần tiếp cận cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi

trường không khí nói riêng dựa trên nội hàm của thuật ngữ kiểm soát và theo hướng kiểm soát chủ động. Cụ thể trước đây mọi người hiểu kiểm soát ô nhiễm là kiểm soát hành vi vi phạm, còn hiện nay kiểm soát được hiểu rộng hơn không chỉ kiểm soát vi phạm mà còn là dự báo, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn nắm được hoạt động của nó và uốn nắn theo hướng nhất định (kiểm soát chủ động). Theo chúng tôi: kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền, các chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong phòng ngừa, dự báo; theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động đến môi trường không khí, hiện trạng môi trường không khí; sự biến đổi của môi trường không khí so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, cải tạo phục hồi hiện trạng môi trường không khí; xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí nhằm đảm bảo cho môi trường không khí được trong lành, sạch đẹp. Tiếp đó, cần phải quy định rõ

nội hàm của kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng vào trong Luật, như: các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, tiêu chuẩn môi trường không khí coi đây là cơ sở để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí; các quy định về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường; các quy định về thanh tra, kiểm tra, phát hiện ô nhiễm môi trường; các quy định về ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường; các quy định về xử lý ô nhiễm môi trường. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư trong thực hiện các nội dung trên nhằm giữ cho môi trường không khí được trong lành.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí gắn với

bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. Quyền này đã được ghi nhận tại Điều 43 Hiến pháp 2013 và trở thành nguyên tắc của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là pháp luật cần quy định rõ cơ chế pháp lý để bảo đảm thực hiện quyền này trên thực tiễn. Cụ thể cần phải hoàn thiện cơ chế bảo hiến để

Một phần của tài liệu 20.-Luận-án-Pháp-luật-về-kiểm-soát-ô-nhiễm-môi-trường-không-khí-ở-Việt-Nam (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w