Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án

Một phần của tài liệu 20.-Luận-án-Pháp-luật-về-kiểm-soát-ô-nhiễm-môi-trường-không-khí-ở-Việt-Nam (Trang 25)

1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Luận án được triển khai với các câu hỏi về khía cạnh lý luận, khía cạnh pháp luật thực định để làm rõ mục đích của luận án đó là:

Thứ nhất, môi trường là gì, môi trường không khí là gì, ô nhiễm môi trường là gì, ô nhiễm môi trường không khí là gì? Ô nhiễm môi trường không khí gây ra tác hại gì? và tại sao phải kiếm soát ô nhiễm môi trường không khí? Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí bằng công cụ gì?

Thứ hai, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là gì? Nội hàm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ? Chủ thể nào có trách nhiệm, nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? Đối tượng, công cụ, phương tiện, mục đích kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí?

Thứ ba, các đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân biệt với kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước;

Thứ tư, xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ra đời từ khi nào? Cơ sở của sự ra đời đó là do đâu? Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí khác gì với bảo vệ môi trường không khí?

Thứ năm, lý thuyết điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí gồm những gì?

Thứ sáu, tiêu chí nào để đánh giá điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí?

Thứ bảy, pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới quy định thế nào vê kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí?

Thứ tám, thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam như thế nào?

Thứ chín, thực tiễn áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Việt Nam ra sao?

Thứ mười, yêu cầu, quan điểm nào đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? Giải pháp nào cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí?

1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu của đề tài

Luận án nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên các lý thuyết sau:

- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên coi trọng phòng ngừa là chính;

- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí để bảo đảm phát triển bền vững quốc gia;

- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành;

1. 3.3. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài

- Quan niệm về môi trường, môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường không khí và các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí chưa toàn diện, chưa rõ ràng;

- Cơ sơ lý luận của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam chưa đầy đủ, toàn diện;

- Các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn bất cập, thiếu sót, tản mạn, chưa có tính hệ thống.

- Thực trạng áp dụng, thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn gặp nhiều vướng mắc.

- Chưa có phương hướng rõ ràng, xuyên suốt, lâu dài về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Các giải pháp còn chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp mang tính đặc thù để khắc phục những hạn chế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và bảo đảm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả.

Kết luận Chƣơng 1

Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan nhóm các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi

trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Qua đó chỉ ra cách hiểu khác nhau về ô nhiễm môi trường không khí, dưới giác độ liệt kê, dưới giác độ y học và dưới giác độ pháp lý.Dưới giác độ pháp lý, các nghiên cứu chỉ ra: ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu đều khẳng định những ảnh hưởng xấu của ô nhiễm môi trường đến con người và sinh vật.

Hai là, các công trình nghiên cứu đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội

dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, thu thập, quản lý và công bố các thông tin về môi trường, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lý chất thải; xử lý, khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm,...

Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Đã khảo cứu các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về

xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ năm 1960 đến nay. Từ đó chỉ ra thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường mới được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Do vậy, trong đề tài luận án này tác giả sẽ nghiên cứu và lý giải sâu hơn về sự ra đời và phát triển cũng như ghi nhận trong pháp luật Việt Nam về thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi

trường. Bên cạnh đó, Chương này cũng tổng quan các công trình nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở các giác độ khác nhau từ giác độ pháp lý, cho đến giác độ liệt kê,... Qua đó cho thấy mặc dù các công trình nghiên cứu đã đưa ra được khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chỉ ra đặc điểm của ô nhiễm môi trường không khí như: không khí không thể phân chia, khó xác định quyền sở hữu; giá trị môi trường không khí không biểu hiện ngay trước mắt, đặc biệt là lợi ích kinh tế; kiểm soát ô nhiễm không khí cần dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến,… Mặc dù vậy, các nghiên cứu khi đưa ra các khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của từ kiểm soát ô nhiễm,…

Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về

kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Qua đó, một là, chỉ ra pháp luật hiện hành của Việt Nam đang thiếu quy chuẩn kỹ thuật môi trường

không khí trong lĩnh vực nông nghiệp, một số quy chuẩn đã lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời đưa ra kiến giải hoàn thiện pháp luật về vấn đề này; hai là, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải cũng như chưa đánh giá được rõ ràng những thành công, hạn chế của các quy định pháp luật về vấn đề này; ba là, đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường, tuy không trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về đánh giá tác động môi trường không khí, nhưng cũng có đề cập đến hiện trạng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường chỉ ra những bất cập trong quy định về hội đồng thẩm định, về tổ chức dịch vụ thẩm định, về ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đầu tư,...; bốn là, về trách nhiệm của nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí,các công trình nghiên cứu đã chỉ ra trách nhiệm của nhà nước trong thành lập hội đồng thẩm định, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không khí, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, quan trắc hiện trạng, thông tin tình hình môi trường không khí trong đó khẳng định đề cao quản lý nhà nước bằng công cụ kinh tế và nhấn mạnh việc tiếp cận thông tin môi trường sẽ góp phần đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí,... Không chỉ vậy một số nghiên cứu cũng đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về môi trường nói chung, trong đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Năm là, về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Các các công trình nghiên cứu đã chỉ ra các trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng với cá nhân là trách nhiệm hành chính, hình sự, dân sự và trách nhiệm kỷ luật. Lý giải phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm hành chính của cá nhân, pháp nhân.

Nhiều kiến nghị tăng xử phạt hành chính đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, đối với pháp nhân ngoài trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự ra một số công trình nghiên cứu đề nghị pháp nhân khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng có công trình phản bác lại việc đề nghị hình sự hóa đối với pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm môi trường do mâu thuẫn với lý luận của luật hình sự về yếu tố lỗi.

Thứ tư, tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí tầm xa. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước này đã tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dưới giác độ kinh tế, kỹ thuật, … trong đó đã phân tích các vấn đề từ khái niệm đến kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân tích về cơ chế tài chính và cơ chế linh hoạt trong ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguyên tắc của luật môi trường quốc tế đó là bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành,…

Thứ năm, đã chỉ ra những thành tựu trong các công trình nghiên cứu mà luận án

kế thừa và tiếp tục phát triển và các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu;

Thứ sáu, đã xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án dựa trên lý

thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí lấy phòng ngừa là chính, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm phát triển bền vững và nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành;

Thứ bảy, đặt ra một loạt các câu hỏi nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; đưa ra các lý thuyết nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu để giải quyết được hiệu quả các câu hỏi nghiên cứu.

Chƣơng 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô

NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ

2.1. Lý luận về ô nhiễm môi trƣờng không khí và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường không khí

2.1.1.1. Khái niệm môi trường không khí

Hiện nay, trên thế giới và cả Việt Nam có nhiều cách hiểu khác nhau về môi trường. Dưới giác độ triết học, môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy [130,tr618]. Dưới giác độ phát triển bền vững, tác giả cho rằng môi trường được hiểu bảo gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Còn theo quan điểm được ghi nhận trong Luật Bảo vệ Môi trường 2005 thì, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Luật Bảo vệ môi trường 2014 hiện hành định nghĩa về môi trường một cách xúc tích hơn, coi môi trường

là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [83]. Tuy nhiên, theo định nghĩa này cũng chưa thể

hiện được mối quan hệ biện chứng giữa con người và môi trường (chúng ta chỉ thấy sự tác động một chiều từ môi trường đến con người mà không thấy con người cũng có thể tác động trở lại môi trường. Do vậy, trong luận án này tác giả hiểu môi trường là hệ

thống các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có tác động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Các yếu tố tự nhiên, gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. Còn các yếu tố vật chất nhân tạo do con người tạo ra, như: đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng, nhà ga,… Các yếu tố này tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật và ngược lại con người cũng tác động trở lại nó theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi.

Còn không khí là yếu tố tự nhiên, một thành phần của môi trường, cấu thành môi trường sống. Quan niệm chung trên thế giới, không khí hay khí quyển được hiểu đơn giản là khối khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hút của trái đất. Không khí là một phần của khí quyển, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với con người cũng như dễ bị con người tác động đến [59]. Dưới góc độ hóa lý, theo quan điểm được ghi nhận trong Giáo trình trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014 thì, không khí là một hỗn hợp của các chất

khí, không khí không màu, không mùi và không vị, trong không khí có 0,95% oxy, 78,9% nito, 0,93% acgong, 0,32% dioxit cacbon. Ngoài ra không khí còn có một số khí hiếm khác như: metan, hêli, neon, krypton và hơi nước [97,165]. Tuy nhiên, cũng theo cách

hiểu này, tài liệu khác lại cho rằng thể tích oxy trong môi trường không khí không phải là 0,95% mà chiếm 20,9%. Cụ thể: môi trường không khí là lớp chất khí bao quanh

hành tinh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Qua đó có thể thấy cách hiểu

về môi trường không khí chưa hẳn đã có sự đồng nhất với nhau. Tác giả cho rằng, môi

trường không khí là hỗn hợp các chất khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất, như nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác có tác động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

Trong mối quan hệ giữa con người với môi trường không khí có sự tác động qua lại lẫn nhau, không chỉ có không khí tác động đến con người mà con người cũng tác động trở lại đến môi trường không khí, theo đó con người có thể giữ/làm cho môi trường không khí trong lành hơn, nhưng cũng có thể làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm hơn. Môi trường không khí phải có những đặc điểm sau:

2.1.1.2. Đặc điểm của môi trường không khí

Môi trường không khí là một bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống, do đó ngoài các đặc điểm chung của môi trường, so với môi trường đất, nước, môi trường không khí có nhiều điểm khác biệt từ tính chất lý hóa đến vai trò, tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu 20.-Luận-án-Pháp-luật-về-kiểm-soát-ô-nhiễm-môi-trường-không-khí-ở-Việt-Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w