Thực trạng các quy định về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu 20.-Luận-án-Pháp-luật-về-kiểm-soát-ô-nhiễm-môi-trường-không-khí-ở-Việt-Nam (Trang 87)

3.2.1. Quy định về khuyến khích, ưu đãi đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí

Để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả các quốc gia cũng đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá

nhân tham gia vào quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như: tại Singapo, Chính phủ nước này có chính sách khuyến khích các cơ sở công nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn môi trường quốc tế về quản lý môi trường cũng như đã xây dựng các đề án hỗ trợ tài chính để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời nước này còn đưa ra các chính sách miễn, giảm thuế cho một số hoạt động sản xuất kinh doanh ít gây ô nhiễm môi trường không khí cũng được triệt để áp dụng để giảm thiểu đến mức tối đa các tác động xấu có thể gây ra cho môi trường không khí từ các hoạt động công nghiệp[81]. Hay ở Philippin, Chính phủ nước này đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích hợp tác và kêu gọi sự tự nguyện tham gia BVMT của các công dân và các ngành công nghiệp. Đồng thời, họ cũng thực thi một hệ thống trách nhiệm giải trình đối với Chính phủ về các tác động xấu đến môi trường, thúc đẩy việc tuân thủ nghiêm minh các quy định môi trường. Bên cạnh đó, cần thiết phải tăng cường quan hệ đối tác và phối hợp hành động phòng chống ONKK giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội trong lĩnh vực giao thông vận tải và công nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự.

Ở Việt Nam, do tầm quan trọng của việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí nên những năm vừa qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách cũng như các quy định pháp luật về vấn đề này. Cụ thể Điều 5, Điều 6 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

Một là, khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ tài chính (ưu đãi về huy động vốn đầu tư, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng), đất đai (hỗ trợ về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường) hay hỗ trợ về về giá và tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở thân thiện môi trường (trợ giá sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường, hỗ trợ tiêu thụ đối với sản phẩm), cũng như các ưu đãi hỗ trợ khác như hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn, giải thưởng về bảo vệ môi trường,… cho các tổ chức, cá nhân nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển các ngành kinh tế thân thiện môi trường không khí, như: năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.

Hai là, ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công

nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường không khí;

Ba là, áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về BVMT không

khí; gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường không khí với ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặt khác, Nhà nước mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT không khí; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về BVMT không khí…

Có thể thấy, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật khuyến khích ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí. Mặc dù vậy thực tế cho thấy để được hưởng một số chính sách này là không hề dễ dàng. Do vậy, tổ chức, cá nhân trên thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và hiệu quả thực hiện một số chính sách cũng chưa cao. Ví dụ: nhiều năm nay nước ta ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường không khí, nhưng khoa học trong nước vẫn chưa phát triển, trong khi đó đa phần các máy móc, thiết bị sản xuất nhập khẩu vẫn lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Trong khi các nhà khoa học được đào tạo bài bản ở nước ngoài sau khi học xong lại không muốn về Việt Nam để làm việc,…hay chính sách về sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường cũng có vấn đề. Hay chính sách về phát triển xăng sinh học E5 để giảm thiểu sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường không khí, nhưng chính sách này cho tới nay có nhiều nguy cơ bị sụp đổ khi có nhiều nhà máy chế biến xăng sinh học ra đời, nhưng sản phẩm xăng sinh học lại dường như rất khó tiêu thụ,…

3.2.2. Quy định về phát triển bền vững nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường nói chung, ÔNMTKK nói riêng có thể do tự nhiên hoặc con người gây ra. Trong bối cảnh ngày nay nguyên nhân chủ yếu gây ÔNMTKK là do các hoạt động kinh tế thiếu tầm nhìn của con người (phát triển chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên và thải chất ô nhiễm vào môi trường) gây ra. Do vậy, để bảo vệ môi trường, KSÔN môi trường không khí được hiệu quả, việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật về phát triển bền vững rất quan trọng. Thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1980 trong cuốn: Chiến lược bảo tồn thế giới của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), đó là: “Sự phát triển

của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”[22]. Thuật ngữ này tiếp tục được phát triển trong Báo cáo tương lai của chúng ta (Báo cáo

Brundtland) năm 1987 ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng

được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…”[133], và chính thức được ghi nhận tại Hội nghị

môi trường và phát triển năm 1992 tại Jio de Janeiro, Braxin. Tại Hội nghị này đã thống nhất để con đường phát triển của các quốc gia trên thế giới là phát triển bền vững: phát triển kinh tế nhằm đảm bảo công bằng trong hưởng thụ các nhu cầu trong cùng một thế hệ và giữa thế hệ hiện tại với thệ hế tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Để thực hiện việc này, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Môi trường và phát triển; Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững toàn cầu.

Trên thực tế để kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng, nhiều nước trên thế giới đã ban hành quy định về vấn đề này. Ví dụ: ở Singapo, Chính phủ nước này rất quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, để thực hiện được việc này họ ban hành các quy chuẩn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Đây là cơ sở và động lực quan trọng thúc đẩy BVMT không khí ở Singapo thể hiện sự chủ động theo hướng phát triển bền vững đón đầu xu thế phát triển của thế giới [81]. Hay tại Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tháng 11 năm 2009, Tổng thống Obama chuyển mô hình tăng trưởng của Mỹ sang mô hình tăng trưởng bền vững. Trong chiến lược “Tái công nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới dự kiến đầu tư 15.000.000 USD hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh đạo sạch trong công nghệ. Hướng tiếp cận mới theo cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính [56]. Qua đó cho thấy phát triển bền vững là xu thế tất yếu của các quốc gia và góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí một cách chủ động.

Ở Viêt Nam đến nay, chúng ta cũng ban hành nhiều quy định về phát triển bền vững như, Kế hoạch về phát triển bền vững 1991-2000; Chỉ thị số 36/CT-TW năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 41/CT-TW năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cùng năm 2004, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định thông qua Chương trình nghị sự 21 bàn về phát triển bền vững ở nước ta trong thế kỷ 21. Sau đó một năm, Luật BVMT 2005 ra đời đã ghi nhận phát triển bền vững là một nguyên tắc của Luật và nguyên tắc này tiếp tục được ghi nhận và phát triển một bước mới về chất trong Hiến pháp năm 2013, theo đó phát triển bền vững ở Việt Nam không chỉ thể hiện thông qua phát triển ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường mà nó còn thể hiện qua phát triển văn hóa, tinh thần, an ninh-quốc phòng và đối ngoại [71]. Luật BVMT năm 2014 đã tiếp tục ghi nhận phát triển bền vững và bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành là một nguyên tắc quan trọng của Luật này. Như vậy, theo quy định của pháp luật BVMT ở nước ta, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu

được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên.

Để bảo đảm sự phát triển bền vững việc KSÔN môi trường không khí đóng vai trò quan trọng. Có thể khẳng định nếu không kiểm soát được ÔNMTKK thì cũng không

thể có phát triển bền vững, thậm chí loài người có thể bị diệt vong do biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy, pháp luật quy định về chính sách BVMT không khí ở Việt Nam đã đưa yêu cầu BVMT không khí vào trong toàn bộ quá trình phát triển từ khâu lập chiến lược, quy hoạch, phát triển; lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư đến quá trình hoạt động của các công trình và trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ; vừa quy định về BVMT không khí theo ngành, lĩnh vực, vừa quy định về BVMT không khí theo địa bàn, khu vực; sử dụng đồng bộ các công cụ, các biện pháp BVMT không khí; xã hội hóa hoạt động BVMT không khí; quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác trong hoạt động BVMT không khí; quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác trong hoạt động BVMT không khí. Rõ ràng thực hiện phát triển bền vững sẽ góp phần quan trọng vào KSÔN môi trường không khí, bởi xét cho cùng ÔNMTKK là một trong các nguyên nhân dẫn đến phát triển không bền vững và muốn hướng tới phát triển bền vững thì phải kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí.

Qua đó có thể thấy, về cơ bản Việt Nam đã ban hành được một hệ thống các chiến lược, chính sách cũng như các quy định pháp luật về phát triển bền vững với rất nhiều các mục tiêu giải pháp thực hiện, tuy nhiên tổng kết 10 năm phát triển của Việt Nam trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII cho thấy kinh tế nước ta phát triển vẫn chưa bền vững, môi trường vẫn bị ô nhiễm, tài nguyên bị suy thoái trầm trọng. Thực tế này dường như trái với quan điểm, chiến lược, chính sách cũng như các quy định pháp luật của Việt Nam về phát triển bền vững mà vụ gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại nguồn lợi thủy sản cho ven biển miền Trung của Công ty thép Hưng Nghiệp Fomosa gần đây hay VEDAN cách đây vài năm,… gây thiệt hại rất lớn cho môi trường cũng như người dân là những vụ việc mang tính điển hình của sự phát triển chưa bền vững. Điều đó cho thấy sau 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới mở cửa, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cũng như trong nước của Việt Nam rõ ràng có vấn đề trầm trọng. Nhìn lại bức tranh phát triển kinh tế của đất nước 30 năm qua không khó gì chúng ta không thấy đa phần các hoạt động phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của chúng ta, như công nghiệp hóa chất, công nghiệp dệt may, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp sắt thép, công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản với các công nghệ lạc hậu,… đều là là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí nghiêm trọng. Do vậy, để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thông qua thực hiện chính sách pháp luật về phát triển bền vững, Việt Nam cần phải đưa yếu tố bảo vệ môi trường vào để xem xét lại chiến lược, chính sách thu hút đầu tư của mình,…

3.2.3. Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT không khí

Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hoạt động phát triển kinh tế gây ra, bên cạnh quy định về quy hoạch môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. pháp luật BVMT cũng quy định về việc lập, thẩm định thông qua các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường,… Các quy định này nhằm đưa BVMT trở thành một nội dung của quá trình phát triển kinh tế. Thực tiễn cho thấy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí chủ yếu là do hoạt động kinh tế của con người gây ra: hoạt động phát triển kinh tế có thể chia thành ba cấp độ: lớn nhất là các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế; các dự án đầu tư cụ thể và các dự án nhỏ quy mô hộ gia đình, cá nhân. Để đảm bảo các hoạt động kinh tế từ lớn đến nhỏ này không gây ô nhiễm môi trường thì trước khi các hoạt động kinh tế trên được thông qua và thực hiện trên thực tế thì các chủ thể phải lập báo cáo đánh giá về môi trường của các hoạt động này. Cụ thể:

- Đối với đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

Với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, pháp luật quy định cơ quan được giao lập chiến lược, quy hoạch phải có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), các báo cáo này lập nhằm phân tích, dự báo các tác động của chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế đến môi trường. Sau khi lập xong các báo cáo này sẽ được chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức thành lập Hội đồng thẩm định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tùy loại dự án) sẽ thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định ĐMC. Kết luận của Hội đồng thẩm định là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế. Đánh giá môi trường chiến lược không được quy định trong Luật BVMT 1993 mà lần đầu tiên được quy định trong Luật BVMT 2005. Việc quy định về lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là đưa các yếu tố môi trường vào nội dung phát triển kinh tế nhằm đảm bảo quá trình phát triển kinh tế sẽ không làm ô nhiễm, suy thoái môi trường,

Một phần của tài liệu 20.-Luận-án-Pháp-luật-về-kiểm-soát-ô-nhiễm-môi-trường-không-khí-ở-Việt-Nam (Trang 87)