B. PHẦN NỘI DUNG
1.2.2.2. Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Dệt may
Thứ nhất, thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may trong nước có điều kiện tham gia vào thị trường cạnh tranh của thế giới về số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm. Trong hoàn cảnh đó, để có chổ đứng và mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách phải chuẩn bị nội lực đầy đủ như: Cải tiến khoa học công nghệ; thu hút nguồn vốn đầu tư; nâng cao tay nghề người lao động; cải tiến chất lượng, số lượng, mẫu mã sản phẩm hàng dệt may đáp ứng yêu cầu của quốc gia nhập khẩu.
Thứ hai,hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng thi trường, mở rộng mối quan hệ đa phương, điều này giúp doanh nghiệp có nhiều thị trường, nhiều bạn hàng để xuất khẩu hàng dệt may, từ đó thúc đẩy doanh thu, làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ ba, hoạt động xuất khẩu dệt may giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời với đó, cũng giúp doanh ngày có nhiều hàng hóa để xuất khẩu, làm tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình.
Thứ tư, hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, như tăng cường hoạt động đầy tư, hợp tác khoa học công nghệ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trao đổi nguồn lao động.v.v.
1.2.2.3.Tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy thương mại địa phương phát triển Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu dệt may giúp thúc đẩy sự hợp tác kinh tế
giữa nước ta với nhiều quốc gia trên thế giới. Vì xuất khẩu chính là sự trao đổi, là sự thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và là mục tiêu và cơ sở cho các hoạt động đối ngoại. Không chỉ thế nó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường tiếp cận với thế giới bên ngoài, từ đó có một nguồn thông tin vô cùng phong phú và nhạy bén với cơ chế thị trường; thiết lập được nhiều mối quan hệ và tìm được nhiều bạn hàng trong kinh doanh hợp tác xuất nhập khẩu. Những số liệu sau đây sẽ minh chứng cho điều này, hiện nay hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn và khó tính như: Mỹ, EU, Canada và Nhật Bản trong đó các nước EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam chiếm 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Còn sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản đã được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này tăng khá nhanh trong những năm gần đây, thị phần hàng dệt thoi và dệt kim của nước ta trên thị trường hàng dệt may của Nhật Bản tương ứng là 3,6% và 2,3%, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30% sản phẩm dệt may.
Thứ hai, hoạt động xuất khẩu dệt may còn “mở đường” cho Chính phủ tiếp cận để đặt các quan hệ mối ngoại giao tiếp theo với các quộc gia nhập khẩu, nhằm mở rộng hoạt động hợp tác kinh tế, không chỉ dừng ở việc hợp tác về xuất nhập khẩu hàng dệt may mà còn mở rộng ra các hàng hóa ở các ngành nghề khác như nông nghiệp, du lịch, môi trường. Điều này, tạo điều kiện cho các địa phương trong cả nước có cơ hội hợp tác để xuất khẩu các ngành nghề thuộc thế mạnh của địa phương mình như gạo ở Đồng bằng Sông Cữu Long; cà phê, tiêu điều ở Tây Nguyên; Du lịch, dệt may ở Thừa Thiên Huế.v.v.
1.2.2.4. Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao động
Bên cạnh, góp phần tăng trưởng, ổn định kinh tế, mở rộng hợp tác kinh tế thì hoạt động xuất khẩu dệt may còn góp phần giải quyết các mục tiêu xã hội của đất nước cũng như của mỗi địa phương:
Thứ nhất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, góp phần rút ngăn khoảng cách phát triển giữa các khu vực với nhau, giữa thành thị với nông thôn. Minh chứng là, mỗi năm ngành dệt may đang thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động, chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp, với con số này, mỗi năm đã giúp Nhà nước giải quyết một khối lượng lớn lao động thất nghiệp, tạo thu nhập cho người không có công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân, đưa quốc gia thoát khỏi sự đói nghèo và lạc hậu. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu dệt may với việc ngày càng mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khi đó ngành dệt may sẽ thu hút được nhiều hơn nữa lao động và giúp họ có được một mức thu nhập cao và ổn định.
Thứ hai, phát triển xuất khẩu dệt may cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ tay nghề của lao động. Với những đòi hỏi ngày càng cao của các nước nhập khẩu hàng dệt may đã tạo áp lực buộc người lao động không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, rèn luyện kỹ luật lao động để đáp ứng yêu cầu. Do đó, tay nghề của người lao động sẽ được nâng cao, họ sẽ được đào tạo một cách bài bản và có kế hoạch cụ thể, đồng thời có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất dệt may hiện đại.