Nhận diện tác động của FTAs đến doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may

Một phần của tài liệu BC_TRAN VIET LONG (Trang 41 - 44)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.4.1. Nhận diện tác động của FTAs đến doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may

Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết FTAs đang trở thành xu thế phổ biến. FTAs về cơ bản là hiệp định trong đó các nước tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi, đó là các hàng rào thương mại kể cả thuế quan và phi thuế quan đều được loại bỏ, song mỗi nước thành viên vẫn được tự do quyết định những chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước không phải thành viên của hiệp định. FTAs có thể được ký kết song phương (được ký kết giữa 2 nước) hoặc ký kết đa phương (ký giữa nhiều nước). Tuy nhiên, dù là song phương hayđa phương, FTAs thường đem lại lợi ích rất lớn cho các nước thành viên trong việc thúc đẩy thương mại, tận dụng những lợi thế so sánh của nhau. Không những thế, do có phạm vi hợp tác rộng, FTAs còn xúc tiến tự do hóa đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, hiệu suất hóa thủ tục hải quan và nhiều dịch vụ khác.

Như vậy, có thể thấy, FTAs là giải pháp các quốc gia mở rộng và tự do hóa quan hệ thương mại bằng những thỏa thuận về đầu tư, cạnh tranh, môi trường và tiêu chuẩn lao động. Vì trên thực tế, bản thân các quốc gia không tự cắt giảm thuế, xóa bỏ các rào cản, mà chỉ có thông qua đàm phán, thiết lập FTAs, mở ra các cơ hội để thúc đẩy tự do hóa, góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia thành viên. Do đó, việc tham gia FTAs sẽ mang lại những tác động đối với nền kinh tế, chính trị, ngoại giao của mỗi quốc gia thành viên, trong đó, đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp, đầu tiên đó chính là các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng Dệt may nói riêng.

Khi đánh giá về những tác động của FTAs, các chuyên gia kinh tế thường chi làm hai dạng tác động là tác động tĩnh và tác động động: Tác động tĩnh là tác động diễn ra với bất cứ thành viên nào khi tham gia ký

F T A s, c ò n tá c đ ộ n g đ ộ n g

là tác động có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong mỗi FTAs cũng như đối với mỗi thành viên FTAs.

Tác động tĩnh của FTA có thể là tác động tạo thương mại hoặc tác động làm chuyển hướng thương mại. Khi ký các FTA, các thành viên được hưởng ưu đãi, trong đó có việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các hàng rào thuế quan. Với việc này, xuất hiện tình trạng có hàng hóa thông qua nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước do có chi phí cao hơn. Dạng tác động này làm các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước đứng trước cuộc cạnh tranh khóc liệt về chất lượng cũng như giá cả. Nếu chất lượng hàng hóa kém, giá cả cao thì nguy cơ thị trường nội địa sẽ rơi vào tay của những doanh nghiệp nhập khẩu đến từ các nước thành viên. Do vậy, trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp Dệt may cần phải lựa chọn cho mình những giải pháp để đứng vững và phát triển trên thị trường nội địa.

Về tác động động được hiểu là khi thực thi các FTAs thì buộc các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư bằng việc thực hiện các cam kết về cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Do được hưởng các ưu đãi và xóa bỏ các rào cản thuế nên các thành viên FTA được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường, cũng có nghĩa nhu cầu và tính đa dạng thị trường tăng lên, mở ra các cơ hội với nhà sản xuất. Tất nhiên, đi liền với mở rộng thị trường là sự gia tăng cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất của FTA. Như vậy, trong tác động này, các doanh nghiệp trong đó có Dệt may hoàn toàn có cơ hội nhập khẩu nguyên vật liệu cũng như xuất khẩu hàng hóa thành phẩm sang thị trường các nước thành viên, là điều kiện để tốt để mở rộng thị trường, tăng quy mô, tăng thu nhập và phát triển sản xuất, nhưng cần chú ý rằng, các doanh nghiệp phải đối mặt với những rui ro từ sự cạnh tranh và các ràng buộc pháp lý của các nước thành viên, đặc biệt trong lúc này vì phải thực hiện các cam kết trong FTAs nên Chính phủ sẽ không thể sử dụng các công cụ như thuế quan, phi thuế quan để bảo vệ cho các doanh nghiệp của mình được nữa, do đó các doanh nghiệp phải tự thân vận động để phát triển. Và các tác

động này tạo tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động vươn lên, nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Đó là con đường duy nhất để thành công trong hội nhập đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu BC_TRAN VIET LONG (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w