B. PHẦN NỘI DUNG
2.3. Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với ngành xuất khẩu Dệt
may tỉnh Thừa Thiên Huế
Với mục tiêu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm dệt may của miền Trung, tỉnh đã tập trung phát triển tối đa thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành. Cùng với đó là đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.
Bảng 2.6. Tổng quan về các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến năm 2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 Số lượng công ty Công ty 67
2
Cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu
FDI có 6 công ty (8,96%), Nhà nước có 2 công ty (2,98%), Tư nhân có 59 công ty (88,06%)
3 Cơ cấu hoạt động
May mặc có 31 công ty (46,28%), Sợi có 12 công ty (17,91%), công nghiệp phụ trợ có 24 công ty (35,81%)
4 Số lượng lao động Người 29.271 nghìn 5 Thu nhập bình quân VND 5.3 triệu 6 Số ngày làm việc/tuần Ngày 6
7 Giá trị xuất khẩu USD 443.040.8 nghìn 8 Sản phẩm xuất khẩu
chủ yếu
Áo jacket, áo thun, quần, áo sơ mi
9
Thị trường xuất khẩu
chính Nước Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản
Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi kim ngạch xuất khẩu chiếm tới gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tính đến năm 2016, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hơn 29.000 lao động, với các thị trường xuât khẩu chính là Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản. Kết quả đạt được này, bên cạnh sự nỗ lực các các doanh nghiệp Dệt may, nhưng một tác động không thể không nói tới đó là chính sách hội nhập kinh tế quốc tê của Việt Nam thời gian qua, mà biểu hiện cụ thể nhất là việc tham gia ngày càng nhiều vào FTAs như CPTPP, VKFTA,v.v, điều này đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho ngành Dệt may cảnước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, những tác đó được thể hiện bằng những nội dung cụ thể sau: