B. PHẦN NỘI DUNG
2.2. Những tác động của FTAs đối với doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may của Việt
Việt Nam
2.2.1. Tác động từ quy định về Quy tắc xuất xứ
Khi các FTA được kí kết, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi mà hàng rào thuế quan sẽ được cắt giảm đối với những mặt hàng xuất xứ từ những nước thành viên có kí Hiệp định FTA với nhau. Tuy nhiên, hàng rào thuế quan sẽ không tự nhiên bị cắt giảm mà nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan, thì những mặt hàng của các nước thành viên phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ được quy định trong các Hiệp định
FTA. Vậy quy tắc xuất xứ và mục đích khi áp dụng quy tắc xuất xứ cho hàng nhập khẩu của nước nhập khẩu là gì.
Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quy tắc xuất xứ là tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa. Trong các FTA mà Việt Nam là thành viên, quy tắc xuất xứ ưu đãi (Preferential ROO) là tập hợp các tiêu chí được quy định nhằm đảm bảo hàng hóa đó được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định về xuất xứ áp dụng với hàng hóa trong FTA đó.
Quy tắc xuất xứ sẽ giúp cơ quan hải quan xác định được hàng hóa đến từ đâu, từ đó quyết định hàng hóa có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không, nếu hàng hóa có xuất xứ trong các FTA thì sẽ được hưởng ưu đãi, hàng hóa có xuất xứ ngoài các FTA sẽ không được hưởng ưu đãi.
Nếu phân chia theo mục đích áp dụng và thị trường nhập khẩu thì quy tắc xuất xứ gồm 2 loại: “Quy tắc xuất xứ ưu đãi” nhằm mục đích được hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập khẩu và “quy tắc xuất xứ không ưu đãi”không nhằm mục đích hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập khẩu mà Việt Nam không có FTA hoặc không bị ràng buộc bởi một thỏa thuận ưu đãi thuế quan nào.27
Mỗi FTA sẽ có những quy định về quy tắc xuất xứ riêng để đảm hàng hóa nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan của các nước thành viên dành cho. Ngành dệt may nếu muốn tận dụng tốt nhất những ưu đãi về thuế quan trong các hiệp định VKFTA, EVFTA hay CPTPP thì phải đáp ứng được những điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA mà cụ thể là:
Đối với hiệp định VKFTA, Ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan tốt nhất thì phải đáp ứng được một trong các điều kiện về quy tắc xuất xứ:
Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ Việt Nam;
27 MUTRAP (2017), sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên,
http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/publications/icb-46_so_tay_quy_tac_xuat_xu_trong_fta_v_1.pdf,
Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Việt Nam từ các nguyên liệu có xuất xứ từ Việt Nam hoặc Hàn Quốc;
Không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Việt Nam nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng (Phụ lục 3-A) hoặc Phụ lục về các hàng hóa đặc biệt (Phụ lục 3-B) thì vẫn được xem là có quy tắc xuất xứ
Theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BCT hàng dệt may được sản xuất từ các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 (bốn) số hoặc đạt hàm lượng khu vực (RVC) trên 40% thì vẫn được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế quan.
VKFTA quy định 2 công thức để tính giá trị hàm lượng khu vực là tính trực tiếp và tính gián tiếp, Việt Nam lựa chọn cách tính gián tiếp28:
RVC= (FOB-VNM)/FOB x 100%
Trong đó VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ, cụ thể là:
+ Trị giá CIF của nguyên liệu, phụ tùng hay hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu + Giá mua đầu tiên xác định được của nguyên liệu, phụ tùng hay hàng hóa không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của Bên nơi diễn ra các công đoạn gia công hoặc chế biến.
Đối với cam kết về các hàng hóa đặc biệt được quy định trong Hiệp định tại Phụ lục 3-B với 100 hàng hóa đặt biệt (danh mục hàng hóa này có thể được sửa đổi nếu được cả hai bên đồng ý) là các loại hàng hóa được xản xuất hoặc gia công chế biến tại Khu công nghiệp Khai Thành thuộc Bán đảo Triều Tiên. Hiệp định có quy định riêng về xuất xứ và cơ chế tự vệ đối với loại hàng hóa này mà Cụ thể:
Quy định về xuất xứ: Hàng hóa vẫn được xem là có xuất xứ dù được sản xuất hoặc gia công chế biến tại Khu công nghiệp Khai Thành thuộc Bán đảo
28 Sở công thương phú yên, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc,
http://socongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/HNKTQT/1_%20THUONG%20MAI%20HANG%20HOA%20( VKFTA).pdf, Truy cập Thứ năm 05/04/2018
Triều Tiên từ nguyên liệu xuất khẩu từ một Bên (Hàn Quốc là chủ yếu), sau đó được tái nhập trở lại Bên đó, với điều kiện tổng giá trị nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ không vượt quá 40% trị giá FOB của hàng hóa;
Điều kiện áp dụng: Khi một bên (Việt Nam là chủ yếu) xác định số lượng nhập khẩu các sản phẩm đặc biệt được áp dụng Quy định về xuất xứ ở trên đang tăng lên, theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước, thì bên đó được tự do đình chỉ việc áp dụng Quy định xuất xứ đó trong một khoảng thời gian mà bên đó coi là cần thiết để ngăn chặn hoặc đối phó với tổn thất hoặc đe dọa tổn thất đối với ngành sản xuất trong nước.
Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số); hoặc trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất định. Đối với các hàng hóa thuộc các Chương từ 50 đến 63 trong Hệ thống Hài hòa (HS) không đáp ứng được tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã HS vẫn được coi là có xuất xứ nếu: trọng lượng của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc giá trị của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ không được vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa.
Cũng giống với các FTA khác, VKFTA cũng cho phép cộng gộp xuất xứ, nghĩa là nguyên liệu dù được sản xuất từ Việt Nam hay Hàn Quốc đều được coi là có xuất xứ trong quá trình tính toán Hàm lượng khu vực (RVC) để được hưởng ưuđãi thuế quan theo Hiệp định.
Tương tự như VKFTA, theo quy định tại Hiệp định EVFTA ngành dệt may nếu muốn được hưởng các ưu đãi về thuế quan trong EVFTA phải đáp ứng tiêu chí xuất xứ hai công đoạn nghĩa là hàng dệt may phải có xuất xứ “từ vải trở đi”. Cụ thể, để sản phẩm dệt may được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam hoặc EU và việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam hoặc EU.
Nhìn chung, quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” vẫn được xem là khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bởi vì phần lớn các doanh nghiệp chỉ
thực hiện công đoạn cắt-may và nguyên liệu vải được dùng để sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ Đài Loan và Trung Quốc
Tuy nhiên, EVFTA cũng có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm này, cụ thể: Các nhà sản xuất của Việt Nam và EU có thể nhập khẩu vải từ Hàn quốc mà vẫn đáp ứng được quy tắc xuất xứ vì Hàn Quốc có kí FTA với cả Việt Nam và EU. Vì vậy, mà các doanh nghiệp dệt may có thể tận dụng ngoại lệ về vải có xuất xứ Hàn Quốc để được hưởng ưu đãi thuế quan.
CPTPP được xem là Hiệp định có cam kết về quy tắc xuất xứ chặt chẽ nhất mà Việt Nam từng tham gia. Ngoài những quy định về quy tắc xuất xứ chung giống như trong VKFTA hay EVFTA, CPTPP đưa ra các quy định cụ thể đối với ngành dệt may đó là quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”. Nghĩa là, toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khu vực các thành viên CPTPP.
Tuy nhiên, Hiệp định cũng quy định một số trường hợp có quy tắc xuất xứ linh hoạt như:
- Ba nhóm hàng may mặc được áp dụng quy tắc xuất xứ “1 công đoạn”, cắt và may gồm: vali, túi xách, áo ngực phụ nữ, quần áo trẻ em bé bằng sợi tổng hợp; - Danh mục nguồn cung thiếu hụt gồm 194 loại sợi, vải được phépsử dụng từ
ngoài khu vực CPTPP, trong đó 186 mặt hàng sẽ được áp dụng vĩnh viễn và 8 mặt hàng chỉ đƣợc áp dụng cơ chế này trong 5 năm.29
2.2.2. Tác động từ quy định về thủ tục hành chính
Để được hưởng các ưu đãi thuế quan trong các FTA, các doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tức là C/O kèm theo thì mới được hưởng ưu đãi, nhưng có vấn đề phát sinh là C/O không thường đi kèm với hàng hóa mà sẽ được gửi bằng giấy theo đường bưu điện, điều đó sẽ làm chậm tiến độ lưu thông hàng hóa làm phát sinh chi phí, tốn nhiều thời gian cho doanh nghiệp.
29 Sở Công Thương Hà Nội (2016), Cẩm nang về các Hiệp định thương mại tự do dành cho doanh nghiệp dệt may, tr. 134, Nxb Công thương, Hà Nội
Để thực thi các cam kết trong FTAs tạo môi trường thương mại thuận lợi, minh bạch, đơn giản và thuận tiện cho doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 để tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn năm 2015- 2016. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đã ra chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 về tăng cường thực hiện và khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại đã có hiệu lực nhằm đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo cơ chế một cửa nhằm cải cách công tác cấp các loại giấy phép liên quan cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giảm chi phí xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thực hiện nghị quyết 19 của Chính phủ, các Bộ ban ngành đã ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Ngay trong năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 95%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm được 290 giờ, từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm.
Tổng cục hải quan cũng đã ban hành quyết định 160/QĐ-TCHQ để đẩy mạnh cải cách hành chính cố gắng hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống còn dưới 10 ngày và thời gian nhập khẩu xuống còn dưới 12 ngày, cùng với việc triển khai cơ chế một cửa và thực hiện hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS) qua đó giúp trình tự thủ tục hải quan cơ bản là được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc với toàn bộ các cục hải quan và chi cục hải quan, góp
phần đơn giản hóa thủ tục hải quan theo chuẩn mực quốc tế khi thời gian ra quyết định thông quan một lô hàng luồng xanh chỉ từ 1 đến 3 giây.30
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà cải cách hành chính mang lại thì khi như thực hiện cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông cũng đã bộc lộ nhiều bất cập như chỉ mới thực hiện trọng bộ sở ngành, quận huyện chưa tạo được sự kết nối liên thông, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp. Các hồ sơ hành chính liên quan đến nhiều nhiều ngành, nhiều đơn vị, các doanh nghiệp phải tự mình liên hệ qua nhiều cửa
2.2.3. Tác động từ quy định về thủ tục hải quan
Những cam kết về thủ tục hải quan và các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa trong các FTA có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiệu quả, thuận lợi thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong các FTA thì cam kết liên quan đến quản lý hải quan chặt chẽ, đòi hỏi về mức độ thực thi cao
Những cam kết về thủ tục hải quan trong VKFTA, EVFTA và CPTPP tương tự nhau, đều quy định nhà xuất khẩu làm thủ tục hải quan trừ hiệp định CPTPP cho phép cả nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất, đều cho phép nhà nhập khẩu được phép giải phóng hàng trước khi có quyết định cuối cùng về thuế và phí hải quan. Ngoài ra, trong EVFTA cũng không yêu cầu bắt buộc phải sử dụng đại lý hải quan hoặc không áp dụng hợp pháp hóa lãnh sự sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Thực hiện cam kết trong các FTA, Luật hải quan 2014, nghị định 08/2015/NĐ-CP hay thông tư 38/2015 quy định về thủ tục kê khai hải quan, theo đó doanh nghiệp dệt may muốn làm thủ tục hải quan để xuất khẩu, thì người khai hải quan phải là chủ của hàng hóa.31 Theo quy định tại điều 21 Luật hải quan 2014 thì chủ hàng dệt may phải làm hồ sơ hải quan, phải đưa hàng dệt may đến để kiểm tra thực tế và sau đó làm thủ tục nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho
30 Bảo Châu-Hải Linh (2016), Cải cách hải quan: Giảm 30% thời gian thông quan hàng hóa,
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2016-03-11/cai-cach-hai-quan-giam-30-thoi-gian- thong-quan-hang-hoa-29504.aspx truy cập Thứ ba ngày 20/03/2018
31 Chính phủ, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, ngày 21/01/2015, quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát thủ tục hải quan
nhà nước. Hồ sơ hải quan gồm có: Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; Chứng từ có liên quan như hợp đồng mua bán hàng dệt may, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hồ sơ hải quan phải nộp chậm nhất là trước 4 giờ khi hàng xuất cảnh. Trong thời hạn chậm nhất là 2 giờ đối với việc kiểm tra hồ sơ và chậm nhất là 8 giờ đối với việc kiểm tra thực tế cơ quan hải quan phải hoàn thành việc kiểm tra sau khi người khai hải quan đã làm đầy đủ các quy định về thủ tục hải quan.
Ngoài ra, cơ quan hải quan cũng cho phép giải phóng hàng hóa xuất khẩu nếu hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp; Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.
Những quy định về thủ tục hải quan về cơ bản đã tương thích với quy định trong các FTA, nhưng khi thực thi vẫn còn nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho doanh nghiệp như: Thủ tục hải quan đối với hàng mẫu, hàng phi mậu dịch còn rườm rà, không nhanh chóng; hàng phi mậu dịch không được khai điện tử, kiểm tra 100%, gây khó khăn cho donah nghiệp vì thông thường những lô hàng này yêu cầu thời gian gửi hàng rất gấp, hiện nay sử dụng phương pháp cấp số và phân luồng tự động,
Doanh nghiệp có thể khai báo bất cứ lúc nào không cần đính kèm chứng từ, nhưng sau đó phải mang chứng từ ra Chi cục Hải quan để chờ đợi và xử lý, nên không phát huy được tính ưu việt của khai báo điện tử, mất thời gian ở khâu bổ sung, sửa chữa hồ sơ...