nhập khẩu ở Việt Nam
2.1.1. Thực tiễn thực hiện biện pháp ban hành các quy định về chốngthất thu thuế nhập khẩu thất thu thuế nhập khẩu
Pháp luật thuế nhập khẩu là danh từ pháp lý dùng để chỉ tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động liên quan tới thu – nộp thuế nhập khẩu như: đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, xử lý các vi phạm về thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo thu đúng thu đủ thuế nhập khẩu theo quy định.
Pháp luật thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc thu thuế nhập khẩu, chống gian lận về thuế, bảo đảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu cho Nhà nước ta và phát huy đúng vai trò của thuế nhập khẩu. Chính vì vậy, nước ta không ngừng xây dựng hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và sự phát triển, hội nhập quốc tế không ngừng của đất nước. Do thuế nhập khẩu liên quan đến hoạt động ngoại thương, quan hệ kinh tế quốc tế nên pháp luật thuế nhập khẩu bao gồm cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Các văn bản pháp luật quốc gia về thuế nhập khẩu
Trong thời gian qua; trước tình hình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, trước yêu cầu cải cách thủ tục trong lĩnh vực thuế và thực trạng gian lận thương mại trốn thuế diễn biến ngày càng phức tạp; Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về thuế nhập khẩu. Trong đó, phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11
ngày 14/6/2005; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014. Các văn bản pháp luật trên được ban hành trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của quy định cũ, đồng thời có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn chống thất thu thuế nhập khẩu, cụ thể ta có thể thấy qua những điểm tiến bộ cơ bản sau:
Một là, thống nhất quy định về quản lý thuế nói chung và thuế nhập
khẩu nói riêng: Giai đoạn trước năm 2006, nước ta chưa có một văn bản luật thống nhất về quản lý thuế, các quy định về quản lý thuế nằm rải rác trong các văn bản pháp luật về từng sắc thuế. Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác có những quy định liên quan đến quản lý thuế như: các văn bản pháp luật về kế toán, về hoá đơn chứng từ; các văn bản về khiếu nại, tố cáo; các văn bản về thanh tra, kiểm tra; các văn bản về xử phạt hành chính... Một hệ thống các văn bản pháp luật như vậy sẽ có nhiều quy định mâu thuẫn nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện. Luật Quản lý thuế năm 2006 đã được xây dựng nhằm khắc phục hạn chế trên.
Hai là, đổi mới cơ chế quản lý thuế nhập khẩu: Cơ chế quản lý thuế
nhập khẩu trước đây là quản lý theo chế độ chuyên quản (một cán bộ chuyên quản thực hiện toàn bộ các khâu và trực tiếp thu thuế nhập khẩu từ đối tượng nộp thuế rồi sau đó nộp vào kho bạc) với tính chất chủ yếu dùng quyền lực Nhà nước áp đặt đối với người nộp thuế. Ngược lại, các quy định pháp luật thuế nhập khẩu hiện hành thống nhất áp dụng cơ chế quản lý thuế hiện đại, hiệu quả hơn là tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế này có ưu điểm là đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa và tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc thực hiện quản lý thuế. Từ thực tiễn thực hiện, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, pháp luật về quản lý thuế nhập khẩu đã xây dựng hành lang pháp lý ngày một hoàn thiện hơn cho cơ chế quản lý tự khai tự nộp thuế.
Ba là, hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra các hành vi vi
phạm nghĩa vụ thuế nhập khẩu: Đối tượng của thanh tra, kiểm tra không dàn trải như trước mà chủ yếu tập trung vào những đối tượng có dấu hiệu vi phạm thông qua việc phân tích thông tin về đối tượng đó.
Luật quản lý thuế có sự phân biệt rõ ràng giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế, đồng thời quy định rõ các hành vi nào được xem là hành vi vi phạm pháp luật thuế. Luật quản lý thuế, Luật Hải quan đã quy định đầy đủ, cụ thể đồng thời khá toàn diện, bao quát hết các trường hợp, nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhập khẩu. Luật Hải quan 2014 quy định rõ việc đẩy mạnh cải cách thủ tục Hải quan, hiện đại hóa quản lý Hải quan, thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục Hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử nhằm tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về Hải quan và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý Hải quan, tăng cường công tác an ninh kinh tế, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế.
Ngoài ra, Luật Hải quan 2014 quy định bổ sung 05 hành vi vi phạm về kiểm tra và giám sát Hải quan: Sử dụng phần mềm khai Hải quan điện tử chưa được cơ quan Hải quan xác nhận tương thích với hệ thống xử lý dữ liệu Hải quan điện tử; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan Hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật; sử dụng tài khoản truy cập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục Hải quan điện tử; lưu giữ hàng hoá kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng địa điểm quy định; đưa phương tiện vận tải nước ngoài qua lại biên giới đất liền không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định.
và tăng mức xử phạt. Cụ thể là: Luật quản lý thuế đã quy định các nguyên tắc cơ bản về xử lí vi phạm pháp luật thuế nhằm định hướng cho việc đổi mới nâng cao hiệu quả của công tác xử lí vi phạm. Luật quản lý thuế cũng như các văn bản hướng dẫn đã quy định đầy đủ, chi tiết và thống nhất về xử lí vi phạm về pháp luật thuế; bao quát được các trường hợp, nội dung của công tác xử lí vi phạm về pháp luật thuế như hành vi vi phạm, thẩm quyền, thời hiệu, việc miễn xử phạt vi phạm, xử lí với từng đối tượng khác nhau,... Quy định nâng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm: Ví dụ theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế năm 2012 quy định nâng mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế theo mức luỹ tiến, đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
Năm là, hoàn thiện quy định về buộc người nộp thuế bồi thường thiệt
hại cho Nhà nước do hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế nhập khẩu:
- Thay đổi thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt nhằm tăng cường hiệu quả thu nợ thuế. Theo đó, thứ tự thanh toán được quy định như sau: Tiền thuế nợ; tiền thuế truy thu; tiền chậm nộp; tiền thuế phát sinh; tiền phạt.
- Quy định chặt chẽ hơn về điều kiện xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: Đối với các khoản nợ thuế khó có khả năng thu hồi sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế và các khoản nợ này đã kéo dài trong thời hạn 10 năm.
- Không ngừng hoàn thiện và bổ sung quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhập khẩu. Luật quản lý thuế năm 2006 quy định 7 biện pháp cưỡng chế thuế và phải thực hiện tuần tự từng biện pháp. Luật sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định theo hướng: Bổ sung biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. Trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì cơ quan quản lý thuế được lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời.
Bên cạnh những Luật trên cũng phải kể đến vai trò quan trọng trong việc chống thất thu thuế nhập khẩu của các văn bản pháp luật hướng dẫn như: Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan; Thông tư số 129/2013/TT-BTC quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ; Thông tư số 166/2013/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế; Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhìn chung, các quy phạm pháp luật quốc gia đã tạo hành lang pháp lý cho công tác chống thất thu thuế nhập khẩu bằng việc quy định về những vấn đề cơ bản như: đối tượng chịu thuế nhập khẩu; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ thuế nhập khẩu; tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu; trình tự thủ tục thu - nộp thuế thuế nhập khẩu; thanh tra, kiểm tra, giám sát hàng hóa nhập khẩu; vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu và chế tài xử phạt.
Các văn bản pháp luật quốc tế về thuế nhập khẩu mà Việt Nam đã tham gia
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn giao lưu thương mại, hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động hành thu thuế nhập khẩu. Các quy phạm pháp luật quốc tế về quản lý thuế nhập khẩu điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với
nhau trong việc phân định quyền đánh thuế và quan hệ thu thuế - nộp thuế giữa một quốc gia với tổ chức, cá nhân của quốc gia khác.
Ở Việt Nam, các quy phạm pháp luật quốc tế về thuế nhập khẩu có nguồn chủ yếu từ các điều ước quốc tế, điển hình là: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA), Hiệp định về trị giá Hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI)… Nhìn chung, các quy phạm pháp luật quốc tế về thuế nhập khẩu quy định về những vấn đề cơ bản sau:
- Xác định nguyên tắc điều chỉnh việc áp dụng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu như: nguyên tắc dối xử tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT), nguyên tắc tính thuế theo trị giá Hải quan…
- Xác định danh mục các loại hàng hóa chịu thuế nhập khẩu, hàng hóa thuộc diện cắt giảm thuế hay loại trừ…
- Xác định nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng cho các quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu, như: nguyên tắc luật nơi đương sự mang quốc tịch, luật nơi xảy ra sự kiện pháp lý…
Bên cạnh đó, từ đầu những năm 1990 đến nay, Hải quan Việt Nam đã lần lượt ký kết các thoả thuận hợp tác và hỗ trợ nghiệp vụ với Hải quan các nước Pháp, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Liên bang Nga và Hải quan các nước trong ASEAN. Đồng thời, tích cực tham gia vào hoạt động của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), hợp tác Hải quan trong APEC, ASEAN. Thông qua các mối quan hệ hợp tác Hải quan song phương và đa phương, Hải quan Việt Nam đã nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng Hải quan quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp về pháp lý và tiếp cận với phương pháp quản lý Hải quan hiện đại, góp phần đưa Hải quan Việt Nam
tiến tới ngang tầm Hải quan các nước tiên tiến. Tính đến năm 2010, Hải quan Việt Nam đã ký kết 42 Điều ước đa phương với các tổ chức Hải quan quốc tế như WCO (10 Điều ước), WTO (12 Điều ước), trong khu vực (16 Điều ước) và các Điều ước đa phương khác (4 Điều ước), cùng các Điều ước song phương liên quan đến hoạt động Hải quan với nhiều nước trên thế giới. Thông qua việc tích cực tham gia vào hoạt động hợp tác Hải quan quốc tế này không chỉ thấy được vai trò quan trọng của Hải quan Việt Nam, mà mặt khác là cơ sở tốt để góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách, hiện đại hóa quản lý thuế nhập khẩu của Hải quan nước nhà [53, tr.21- 23].