Nâng cao ý thức pháp luật của người dân và cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu luan-van-114 (Trang 93 - 102)

Nhà nước ta cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn chính sách pháp luật thuế nhập khẩu cũng như ý thức chấp hành pháp luật cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia hoạt động nhập khẩu. Bởi vì muốn cho đối tượng nộp thuế thực hiện đúng pháp luật về thuế thì trước hết họ phải hiểu biết đầy đủ, chính xác về chính sách thuế, pháp luật thuế. Do đó, nhà nước cần phải chú trọng biện pháp hỗ trợ, phục vụ để các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình. Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu, phân tích nhu cầu của đối tượng nộp thuế nhà nước cần phải chủ động cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn với yêu cầu của những nhóm đối tượng nộp thuế. Sử dụng các hình thức hỗ trợ được chuyên môn hóa như: các trung tâm đón tiếp trả lời đối tượng nộp thuế, các trung tâm trả lời qua điện thoại, hệ thống điện thoại tự động, trả lời trực tuyến qua mạng… hay các biện pháp nâng cao hiểu biết pháp luật của các đối tượng nộp thuế ở cấp độ cao hơn như tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn, đào tạo cơ bản, hệ thống chính sách thuế nhập khẩu; lập các diễn đàn về Hải quan và thường xuyên tổ chức các hội thảo nhằm lắng nghe ý kiến, giải quyết mọi thắc mắc, khó khăn của doanh nghiệp, tạo cầu nối giữa Hải quan và các doanh nghiệp nhập khẩu.

quốc, cơ quan Hải quan tuyên truyền rộng rãi pháp luật và văn bản pháp quy hành chính về thuế, phổ cập về việc nộp thuế, cung cấp miễn phí các dịch vụ tư vấn về nộp thuế cho người nộp thuế bằng tài liệu, qua điện thoại và tiếp xúc trực tiếp.

Bên cạnh đó, để khuyến khích các chủ thể trung thực, chấp hành tốt pháp luật, cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý và các hình thức ưu đãi nhất định như tuyên dương, khen thưởng. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm để tạo hiệu quả răn đe, giáo dục.

Kết luận chương 2

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động nhập khẩu của nước ta cũng phát triển với quy mô ngày càng lớn, đa dạng và phức tạp. Song song với sự phát triển về số lượng và đa dạng về chủng loại hàng hóa nhập khẩu là tình hình trốn thuế, gian lận thuế nhập khẩu diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi và khó đối phó cũng tăng theo. Trước tình hình đó, Nhà nước và các cơ quan có chức năng không ngừng tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm chống thất thu thuế nhập khẩu. Qua thực tiễn, ta thấy việc áp dụng các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và không ngừng hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác chống thất thu thuế nhập khẩu còn bộc lộ một số hạn chế cả về quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện. Để công tác phòng chống thất thu thuế nhập khẩu đạt hiệu quả cao, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác chống thất thu thuế nhập khẩu, góp một phần vào mục tiêu cải cách quản lý thuế xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản, hiệu quả, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng công nghệ hiện đại phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Rất mong được sự nhận xét, góp ý của các nhà nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Trong thời gian gần đây, kinh tế nước ta đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và đang trong giai đoạn phát huy nội lực kết hợp với tăng cường hợp tác, hội nhập kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, hoạt động nhập khẩu vẫn luôn là nguồn đóng góp quan trọng vào Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, song song với đó là những mặt tiêu cực phát sinh như tình trạng trốn thuế, gian lận thuế nhập khẩu với các thủ đoạn đa dạng, tinh vi cũng tăng lên. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải không ngừng hoàn thiện hơn nữa các biện pháp chống thất thu thuế nhập khẩu, đặc biệt là các biện pháp pháp lý.

Trước thực trạng này, tôi đã chọn đề tài: “Các biện pháp pháp lý

chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay” cho luận văn tốt nghiệp

của mình. Thông qua việc tổng hợp nhiều phương án nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp, khái quát chung một số vấn đề lý luận

cơ bản về thuế nhập khẩu và vai trò của thuế nhập khẩu; hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải chống thất thu thuế; các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu.

Thứ hai, luận văn đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá cụ thể các biện

pháp pháp lý cơ bản, chủ yếu nhằm chống thất thu thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật nước ta hiện nay.

Thứ ba, trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu, thông tin về thực

trạng chống thất thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam; luận văn một mặt ghi nhận những thành tựu đạt được, một mặt chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân gây thất thu thuế nhập khẩu

ở Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chống thất thu thuế nhập khẩu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và công tác chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta.

Do công tác chống thất thu thuế nhập khẩu là một vấn đề rất lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực nên trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ tập trung phân tích, luận giải những vấn đề, quan điểm và giải pháp mà theo tôi là cơ bản, chủ yếu và có vai trò quan trọng nhất. Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ hiểu biết và thời gian có hạn, luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người để nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. La Thị Tuyết Anh (2007), Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2009 – 2013), Công khai số liệu quyết toán ngân sách

nhà nước; trang web http://www.mof.gov.vn/.

3. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 205/2010/TT-BTC: Hướng dẫn Nghị

định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 129/2013/TT-BTC: Quy định về xử

phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC: Hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 166/2013/TT-BTC: Quy định chi tiết

về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 190/2013/TT-BTC quy định chi tiết

thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Quy định về Thủ

tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

9. Bộ Thương Mại (2006), Thông tư số 07/2006/TT-BTM:Hướng dẫn thủ

tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, Hà Nội.

10. Vũ Văn Cương (2009), “Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay”, Tạp chí luật học, (4), website: luattaichinh.wordpress.com.

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật

thương mại về xuất xứ hàng hóa, Hà Nội.

12. Chính phủ (2010), Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

13. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội.

14. Chính phủ (2013), Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy

định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.

15. Chính phủ (2013), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy

định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội.

16. Chính phủ (2015), Nghị định 08/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết và

biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Hà Nội.

17. Thùy Dương (2015), “Cuộc cải cách mang ý nghĩa lịch sử”, website: baohaiquan.vn.

18. H.Y (2005), Philippines tăng cường chống thất thu thuế, website: vietbao.vn.

19. Thu Hằng (2013), “Trốn thuế nhập khẩu: Biến hàng hiệu thành… hàng chợ!”, website: misa.com.vn.

20. Trịnh Đức Hiếu (2008), Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở

Việt Nam hiện nay những vấn đề cần hoàn thiện, Khoá luận tốt nghiệp,

21. Kiểm toán nhà nước, Giải pháp nào chống gian lận thuế qua trị giá

tính thuế hàng nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay?, website: sav.gov.vn.

22. Đảo Lê (2015), “Ngành Hải quan tập trung cao độ tăng thu ngân sách”, website: baohaiquan.vn.

23. Đỗ Linh (2011), Gian lận xuất xứ hàng hóa, website: saigondautu.com.vn.

24. Hương Ly (2012), “Ân hạn thuế xuất nhập khẩu: Kẽ hở thất thoát thuế”, website: baohanoimoi.com.vn.

25. Phạm Phương Mai (2012), Xác định trị giá tính thuế xuất - nhập khẩu, website: slideshare.net.

26. Huệ Minh, Nhiều hình thức gian lận thương mại qua C/O, website: nhatthinhco.com.

27. N.P (2014), “Phát hiện lốp ô tô Trung Quốc nhập khẩu khai giá thấp để trốn thuế”, website: thoibaotaichinhvietnam.vn.

28. Hải Nam (2013), “Một năm dốc sức thu hồi nợ thuế”, Website: baohaiquan.vn

29. Hoàng Nam (2014), “Tổ yến nhập khẩu khai giá thấp gây khó cho nghề nuôi và khai thác tổ yến”, Báo Đầu tư.

30. PV (2014), “Phát hiện số lượng lớn hàng nhập lậu, trốn thuế”, website: baochinhphu.vn.

31. Nguyễn Minh Phương (2006), Pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam, thực

trạng và hướng hoàn thiện, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội.

32. Từ Thanh Phương (2012), Pháp luật thuế nhập khẩu và thực tiễn áp

dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, Khoá luận tốt

nghiệp, Hà Nội.

33. Bùi Thái Quang (2014), “Nâng cao năng lực quản lý hải quan đối với thuế xuất, nhập khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn.

34. Quốc hội (1991), Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội. 35. Quốc hội (2005), Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

36. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội. 37. Quốc hội (2006), Luật quản lí thuế, Hà Nội.

38. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý

thuế, Hà Nội.

39. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội. 40. Quốc hội (2014), Luật hải quan, Hà Nội.

41. T.Bình (2014), “Doanh nghiệp khai báo riêng rẽ linh kiện để gian lận thuế”, Website: baohaiquan.vn.

42. T.Bình (2014), “Lật tẩy chiêu đổi tên hàng để gian lận thuế”, Website: baohaiquan.vn.

43. Tổng cục Hải quan (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và

phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011 ngành Hải quan, Hà Nội.

44. Tổng cục Hải quan (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và

phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012 ngành Hải quan, Hà Nội.

45. Tổng cục Hải quan (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và

phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013 ngành Hải quan, Hà Nội.

46. Tổng cục Hải quan (2013), Quyết định số 1570/QĐ-TCHQ quy định việc giám sát hải quan bằng camera tại khu vực cửa khẩu cảng biển, Hà Nội.

47. Tổng cục Hải quan (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và

phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2014 ngành Hải quan, Hà Nội.

48. Tổng cục Hải quan (2015), Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm

và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2015 của Tổng cục Hải quan, Hà Nội.

49. Tổng cục Hải quan (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và

phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2015 ngành Hải quan, Hà Nội.

50. Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ về việc ban

51. Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính (2009), “Cưỡng chế nợ thuế: chưa đủ chế tài xử lý”, Tạp chí thuế.

52. Tổng cục thuế (2008), Chuyên đề “Nội dung cơ bản về quản lý thuế”;

Tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới, Hà Nội.

53. Nguyễn Ngọc Túc (2015), “Tổng cục Hải quan: Xứng danh người gác cửa nền kinh tế”, Tạp chí tài chính, (Tháng 8).

54. Thống kê Hải quan (2009 – 2013), Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu

hàng hóa của Việt Nam; website: www.customs.gov.vn

55. Lê Thị Thủy (2011), Tìm hiểu pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam và

một số kiến nghị hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.

56. Lê Xuân Trọng (2004), “Cơ chế tự khai tự nộp ưu điểm, hạn chế và điều kiện áp dụng”, Tạp chí thuế nhà nước, (Tháng 9), tr. 6-8.

57. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), “Giáo trình Luật thuế Việt Nam”, tái bản lần thứ 5, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

58. Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến (2013), “Nhận diện các hành vi gian lận thuế”, website: tapchitaichinh.vn.

59. Đoàn Việt (2011), “Phát hiện 3 doanh nghiệp sai phạm trong lĩnh vực hải quan”, Báo Tài chính điện tử.

60. Vũ Anh Xuân (2014), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải

quan - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ luật học,

Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

61. Website: baohaiquan.vn, “Tăng cường kiểm tra chặt chẽ giá tính thuế nhập khẩu”, Phòng KT-TTr sưu tầm.

Một phần của tài liệu luan-van-114 (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w