Hoạt động huy động vốn:

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Hoạt Động Tín Dụng Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 62 - 67)

Các công ty CTTC đang hoạt động tại Việt Nam đều đảm bảo đủ vốn pháp định theo quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nguồn vốn hiện tại của các công ty CTTC chưa đảm bảo tốt yêu cầu tài trợ cho các chủ thể có nhu cầu. Nguồn vốn chủ yếu dựa vào nguồn vốn ban đầu và vốn cấp tín dụng từ ngân hàng mẹ, công ty mẹ. Sau một thời gian hoạt động, khoản dư nợ của công ty CTTC đều ở mức cao nên ảnh hưởng đến việc hoạt động của các công ty CTTC. Tình hình dư nợ của các công ty CTTC cũng là điều đáng quan tâm,

nợ xấu ở mức độ cao: Năm 2009 và 06 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của các công ty CTTC đang ở mức cao và rất cao: 3/9 thành viên của Hiệp hội CTTC là trên 10%, trong đó Công ty CTTC II của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có dư nợ xấu đáng báo động: trên 50%. Tính chung thì tỉ lệ nợ xấu của các công ty CTTC thuộc Hiệp hội CTTC là 36.8%. Đây là tỉ lệ quá cao đáng báo động vì vượt rất nhiều so với toàn ngành ngân hàng là 2.6% trong năm 2009. Dư nợ CTTC năm sau tăng hơn năm trước đã chứng tỏ hoạt động CTTC có khởi sắc, giảm khó khăn về nguốn vốn trung và dài hạn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho DN mở rộng được quy mô kinh doanh và tiếp cận được các thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại nhưng là sự khó khăn cho hoạt động của các công ty CTTC, đặc biệt là các khoản nợ xấu.

Hiện tại, định giá tiền thuê, lãi suất cho thuê cao hơn so với giá trị các loại hình tài trợ vốn khác; phương pháp tính trả tiền thuê chưa linh hoạt. Lãi suất cho thuê của công ty CTTC chưa đủ sức cạnh tranh với các NHTM vì: chi phí đầu vào của các công ty CTTC thường cao hơn so với NHTM, nguồn vốn của các công ty CTTC chủ yếu là vốn tự có và vốn vay của các TCTD, tổ chức khác, và đã là vốn vay (kể cả vay từ công ty mẹ, ngân hàng mẹ) thì lãi suất đầu vào không thể thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng. Thực tế, mặc dù lãi suất cho thuê áp dụng bằng với lãi suất tiền vay ngân hàng nhưng tính tổng chi phí mà bên thuê bỏ ra để được quyền sử dụng tài sản thuê thì vẫn lớn hơn lợi tức tiền vay phải trả cho ngân hàng. Đây cũng là lý do góp phần tạo ra khó khăn trong hoạt động của các công ty CTTC.

Ngoài vốn tự có, công ty CTTC được huy động thêm vốn dưới các hình thức: dịch vụ tiền gửi, phát hành trái phiếu, vay vốn của các TCTD... nhưng những quy định của pháp luật về vấn đề này vừa mâu thuẫn vừa không tạo điều kiện cho việc huy động vốn của các công ty CTTC:

- Luật các TCTD 2010 cho phép công ty CTTC được thực hiện hoạt động “nhận tiền gửi của tổ chức”. Nhưng Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Thông tư số 06/2005/TT-NHNN vẫn quy định công ty CTTC nhận tiền gửi có kỳ hạn “từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân” [4]. Quy định của Luật các TCTD 2010 có tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty CTTC, nhất là những công ty CTTC đã tạo dựng mối quan hệ với khách hàng là cá nhân và có sự hạn chế trong nguồn vốn hoạt động; đồng thời tạo nên sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật.

- Luật các TCTD 2010 quy định công ty CTTC được “phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn tổ chức” [66]. Nhưng Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Thông tư số 06/2005/TT-NHNN cho phép Công ty CTTC thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác nhưng có thời hạn trên 01 năm để huy động vốn của tổ chức, cá nhân. Quy định pháp luật như vậy đã tạo ra ít nhiều khó khắn cho một số công ty CTTC khi áp dụng pháp luật.

Việc huy động vốn bằng những hình thức như trên được thực hiện vẫn có những hạn chế nhất định. Trên thực tế, rất ít công ty CTTC triển khai thực hiện huy động vốn bằng trái phiếu. Việc thực hiện giao dịch tiền gửi của các công ty CTTC còn rất hạn chế vì do đa số người dân quen gửi tiền nhàn rỗi vào các ngân hàng và hầu hết các công ty CTTC không có dịch vụ, tài khoản thanh toán phục vụ khách hàng, chưa tạo ra sự gắn kết tối với khách hàng như các ngân hàng.

- Do vướng mắc từ các quy định của Ngân hàng Nhà nước như Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN, Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 quy định về tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với các TCTD, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN

ngày 20/5/2010 của NHNN Việt Nam quy định “về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của NHNN Việt Nam về “sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN Việt Nam quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”,... nên việc huy động vốn của các công ty CTTC rất khó khăn, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của ngân hàng mẹ. Theo Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN của NHNN, ngân hàng mẹ cấp vốn cho các công ty CTTC bị giảm xuống từ 10% xuống 5% vốn tự có đã gây hạn chế lớn đến việc huy động vốn và hoạt động của các công ty CTTC. Việc thực hiện các quy định trong Thông tư số 13/2010/TT- NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN đã làm hạn chế sự phát triển của loại hình này. Xét ở góc độ tổng quát, hoạt động CTTC hiện nay đang ở giai đoạn cơ cấu chứ chưa thực sự phát triển, công ty CTTC không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất, một số công ty CTTC hoạt động cầm chừng, tài trợ cho các bên thuê tài chính với giai đoạn ngắn khoảng 2-3 năm với số tiền không lớn.

Ngoài những quy định của Luật các TCTD năm 2010 về góp vốn đối với công ty TNHH có hai thành viên còn có điểm bất cập như đã phân tích, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN của NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chỉ khống chế về tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ tỉ lệ 8% lên 9% mà giới hạn về tổng mức góp vốn, mua cổ phần cũng có điểm bất lợi cho các công ty trực thuộc: trong tất cả công ty trực thuộc không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD, nếu vượt quá mức này phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước với các điều kiện rất nghiêm ngặt theo quy định tại Điều 16. Bên cạnh đó, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN còn khống chế mức góp vốn, mua cổ phần tại Khoản 2, Điều 16 Luật các TCTD:

a) Trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng.

b) Trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác và góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng vào các công ty trực thuộc không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này [44].

Việc áp dụng các quy định nêu trên đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc huy động vốn của các công ty CTTC, bởi vì hầu hết các công ty CTTC ở Việt Nam đều thuộc các ngân hàng mà nhiều NHTM có các công ty CTTC lại có nhiều công ty trực thuộc.

Nghị định số 95/2008/NĐ-CP của Chính phủ cho phép các công ty CTTC được mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động với điều kiện có vốn điều lệ bằng mức vốn của các công ty tài chính theo quy định tại Nghị định số 141/2008/NĐ-CP. Với mức vốn điều lệ 500 tỷ đồng vào năm 2010 thì chỉ có 01 công ty CTTC của Việt Nam đủ điều kiện cho vay bổ sung vốn lưu động (Công ty CTTC – Ngân hàng Công thương Việt Nam), các công ty khác thuộc Hiệp hội CTTC Việt Nam còn lại chưa thể thực hiện nghiệp vụ này.

Bên cạnh việc cắt giảm vốn của ngân hàng mẹ cấp cho các công ty CTTC trực thuộc từ 10% xuống 5% thì theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, tỉ lệ cấp tín dụng của công ty CTTC so với nguồn vốn huy động là 85%, buộc lãi suất cho thuê cao hơn. Trong khi đó, Luật Các TCTD 2010 không cho phép các công ty CTTC được nhận tiền gửi cá nhân. Đây là một trong những bất lợi lớn cho hoạt động của công ty CTTC so với ngân hàng.

- Quy định về góp vốn, mua cổ phần theo Luật Các TCTD cũng bất lợi cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Hoạt Động Tín Dụng Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w