Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty CTTC ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Hoạt Động Tín Dụng Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

của công ty CTTC ở Việt Nam:

Có thể thấy rằng, CTTC ngoài việc có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể có liên quan, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. CTTC là hình thức thu hút vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. Do CTTC có mức độ rủi ro thấp, phạm vi tài trợ rộng rãi hơn các hình thức khác nên CTTC có thể khuyến khích các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư nhân và nhất là các tổ chức tài chính đầu tư vốn để kinh doanh. Do đó, hoạt động CTTC đã huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi trong nội bộ nền kinh tế, thậm chí thu hút vốn đầu tư các lĩnh vực khác. Mặt khác, trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày nay, CTTC góp phần giúp cho các nguồn vốn quốc tế cho nền kinh tế thông qua các loại máy móc tài sản cho thuê mà quốc gia đó nhận được. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, CTTC có những hạn chế nhất định. Điều này lý giải tại sao hoạt động CTTC không thể thay thế hoàn toàn cho các hoạt động tín dụng khác với tư cách là một kênh cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, trong quá trình hoạt động, các công ty CTTC có thể gặp phải những rủi ro về tài chính, khi mà bên thuê không trả tiền thuê khi đến hạn hoặc tiền thuê nhận được không đủ bù đắp vốn gốc; hoặc rủi ro liên quan đến tài sản thuê, khi mà tài sản thuê thu hồi về không thể cho thuê tiếp hoặc không bán được; hoặc tài sản do nhà sản xuất giao cho bên cho thuê không đúng theo hợp đồng, tài sản không được phép kinh doanh hoặc rủi ro do có thay đổi về luật pháp, do sự biến động của thị trường bởi khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, đối với thị trường Việt Nam hoạt động cho thuê tài chính trong

những năm qua mặc dù bắt đầu phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động.

Tình hình nợ xấu tại các công ty lên đến gần 50%. Tỷ lệ này cao gấp 15 lần mức trung bình (3,11%) của hệ thống các TCTD, theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia [15].

Tuy không đưa ra số liệu cụ thể nhưng theo Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia – Hà Huy Tuấn phần lớn số nợ xấu này thuộc trách nhiệm của các công ty CTTC trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank): “Chính số nợ khó đòi tại các đơn vị này đã đẩy tỷ lệ nợ xấu chung của hệ thống các công ty cho thuê tài chính lên cao” [15].

Phân tích sâu hơn về hiện tượng này, nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng các công ty CTTC hiện hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ, các điều kiện về quản trị rủi ro chưa đạt chuẩn cũng như không theo kịp các ngân hàng nên rất dễ xảy ra rủi ro cả về kỹ thuật lẫn đạo đức trong quá trình cho vay [15].

Chia sẻ quan điểm này, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia – Vũ Viết Ngoạn thừa nhận hiện tượng cho vay nội bộ vẫn thường xảy ra tại các công ty CTTC. “Do cho vay nội bộ nên các quy trình kiểm định rủi ro thường rất dễ dãi và không độc lập, dẫn đến nguy cơ nợ xấu tăng cao”, ông phân tích [15].

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, khó khăn của các công ty CTTC cũng một phần so việc chưa lựa chọn đúng đối tượng khách hàng. Các đơn vị này hiện vẫn hoạt động nhiều trong các lĩnh vực cho vay truyền thống, gần với ngân hàng nhưng lại không thể cạnh tranh cùng với nhà băng do nguồn lực yếu hơn nhiều (công ty CTTC không được huy động vốn ngắn hạn từ dân cư) [15].

Cũng theo phân tích từ các chuyên gia, tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp này tuy ở mức rất cao nhưng chưa trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn toàn hệ thống bởi với tài sản đạt trên 19.200 tỷ đồng, các công ty CTTC chỉ chiếm hơn 4% tổng tài sản của các TCTD [15].

“Các doanh nghiệp cũng như thị trường cho thuê tài chính hiện vẫn rất nhỏ bé nên số nợ xấu tuyệt đối vẫn chưa phải ở mức nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là bài học lớn cần xem xét nếu Việt Nam muốn phát triển thị trường này trong tương lai”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cố vấn cao cấp của Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV đề xuất [15].

Có thể thấy vấn đề cốt lõi dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả cũng như để tình trạng nợ xấu còn cao của các công ty CTTC là do khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ, còn một số nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế về CTTC, nhất là các quy định có liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động tín dụng của công ty CTTC.

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Hoạt Động Tín Dụng Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w