Nam * Về điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập:
- Bãi bỏ quy định về “người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự”
không được quản lý, điều hành công ty CTTC trong Luật Các TCTD, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, tạo ra sự thống nhất với Luật DN và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo quy định trong Hiến pháp 1992.
- Sửa đổi quy định của Luật Các TCTD năm 2010 về trường hợp người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên theo hướng: cho phép người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên được thành lập, quản lý công ty CTTC khi cá nhân đó đã được xóa án tích, có chuyển biến tốt về mặt đạo đức, có năng lực chuyên môn và đảm bảo năng lực về tài chính.
- Bãi bỏ quy định về điều kiện “có nhu cầu cho thuê tài chính” trên địa bàn xin hoạt động trong văn bản dưới luật như Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Thông tư số 06/2005/TT-NHNN, Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN,… để phù hợp với Luật Các TCTD năm 2010.
- Sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chí thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín, năng lực tài chính: Sửa đổi Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN về tỉ lệ sở hữu của các cổ đông là cá nhân và tổ chức trong các văn bản dưới luật cho phù hợp với quy định của Luật Các TCTD năm 2010; sửa đổi, bổ sung quy định Luật Các TCTD theo hướng cho phép thành lập công ty CTTC cổ phần có lượng cổ đông dưới 100 để tạo điều kiện cho nhà đầu tư góp vốn thành lập.
- Quy định về tỉ lệ sở hữu của thành viên tại Điều 70 – Luật Các TCTD năm 2010 không phù hợp với loại hình TCTD TNHH (đã phân tích phần 3.1), không khuyến khích và sẽ không có công ty CTTC TNHH hai thành viên nào được thành lập. Do đó, cần phải sửa đổi quy định của Luật các TCTD về vấn đề này theo hướng mỗi thành viên được sở hữu không thấp hơn 20% vốn điều lệ.
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về những điều kiện thành lập đối với công ty CTTC liên doanh và công ty CTTC 100% vốn nước ngoài cho phù hợp với những nội dung quy định tại Điều 20 Luật Các TCTD năm 2010 theo hướng: áp dụng đầy đủ những điều kiện đã được quy định của Luật Các TCTD 2010 và quy định thêm về mức vốn pháp định.
* Về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thành lập
- Quy định về hồ sơ xin cấp Giấy phép:
+ Sửa đổi quy định của Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN theo hướng: bỏ quy định về việc lập hồ sơ xin chấp nhận nguyên tắc cấp Giấy phép cho
phù hợp với quy định của Luật Các TCTD năm 2010; không quy định cổ đông là cá nhân phải lập hồ sơ khi “cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ”.
+ Bãi bỏ quy định về việc cung cấp văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi đặt trụ sở của công ty CTTC trong hồ sơ xin cấp Giấy phép được quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Thông tư số 06/2005/TT-NHNN cho phù hợp với việc cải cách thủ tục hành chính, quyền tự chủ trong kinh doanh của DN.
+ Ban hành, sửa đổi các quy định hiện hành về điều kiện, trình tự thành lập công ty CTTC TNHH, nhất là loại hình công ty TNHH một thành viên.
Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Nghị định số 95/2008/NĐ-CP quy định công ty CTTC hoạt động với loại hình công ty cổ phần, TNHH nhưng một số nội dung không phù hợp với quy định của Luật DN. Nghị định số 16/2001/NĐ- CP cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành cần sửa đổi, bổ sung quy định về cho phép thành lập công ty CTTC cổ phần có vốn của nước ngoài, phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trong thời gian qua. Bởi vì, hiện nay nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi thực hiện việc đầu tư kinh doanh đều tuân thủ luật chung là Luật Đầu tư, Luật DN 2005.
Việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc thành lập các công ty CTTC cần gắn liền với việc xem xét điều chỉnh quy định về tỷ lệ mức vốn góp, mua cổ phần cho phù hợp hơn, tránh sự bất cập trong các văn bản đã ban hành như: Luật Các TCTD, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, Thông tư số 19/2010/TT- NHNN, Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN,.. cần quy định trong Luật Các TCTD về việc cá nhân được tham gia góp vốn trong các công ty TNHH để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.
- Về thẩm định ký kết quyết định thành lập: Sửa đổi Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về thời hạn tối đa xem xét cấp Giấy phép đối với từng loại hình công ty CTTC cho phù hợp với Luật Các TCTD năm 2010
(không quá 180 ngày) nhưng phải theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian cấp phép thành lập đối với từng loại hình công ty CTTC; bãi bỏ quy định về thẩm quyền xem xét, thẩm định của Chi nhánh NHNN của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại điểm 10.6 Mục II của Thông tư số 06/2005/TT- NHNN để phù hợp với quy định của Luật Các TCTD năm 2010.
- Về ĐKKD và công bố nội dung ĐKKD: Đơn giản hóa thủ tục thành lập, thống nhất quy định tên gọi chung về thủ tục trong quy định pháp luật hiện hành là ĐKKD; điều chỉnh thống nhất nội dung, thời hạn và phương tiện công bố thông tin giữa quy định của Luật DN năm 2005 và Luật Các TCTD năm 2010.
- Về điều kiện hoạt động: Sửa đổi quy định của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 16/2005/TT-NHNN… về thời gian bị phong tỏa tài khoản không hưởng lãi của công ty CTTC cho phù hợp với loại hình công ty TCTD phi ngân hàng, thậm chí Nhà nước bỏ hạn quy định này đối với Công ty CTTC. Bởi vì, Luật Các TCTD năm 2010, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP có những quy định mới liên quan đến việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của DN, trong đó có việc kê khai
“vốn ảo”.
*Các quy định khác:
- Sửa đổi các văn bản liên quan trong việc quy định về cổ đông lớn và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, nhất quán về tỉ lệ sở hữu tối thiểu được tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty CTTC.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng cho phép các công ty CTTC được thành lập các công ty con và thực hiện việc quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Pháp luật về ngân hàng sử dụng thuật ngữ “công ty trực thuộc” nhưng bản chất đó
là các công ty con theo quy định của Luật DN để các công ty CTTC thuận tiện trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, phù hợp với thực tiễn kinh doanh.
- Quy định thống nhất về đối tượng là “người liên quan” trong quy định của Luật DN 2005 và Luật Các TCTD 2010.