HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên ngân hàng bưu điện liên việt 2011 2 thương hiệu triệu giá trị (Trang 35)

Sau hàng loạt các cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả trực tiếp là sự sụp đổ của rất nhiều ngân hàng đang hoạt động, tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro đã được nâng lên một tầm cao mới.

Tại LienVietPostBank, hoạt động quản trị rủi ro đã sớm được định hướng phát triển ngay từ những ngày đầu thành lập. Trong năm 2011, hoạt động quản trị rủi ro đã và đang tích cực được xây dựng, phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng.

Tại LienVietPostBank, hoạt động quản trị rủi ro đã sớm được định hướng phát triển ngay từ những ngày đầu thành lập. Trong năm 2011, hoạt động quản trị rủi ro đã và đang tích cực được xây dựng, phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng. LienVietPostBank đã kịp thời có những thay đổi rất linh loạt, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

a) Chính sách tín dụng linh hoạt: Định hướng phát triển tín dụng, chính sách tín dụng của LienVietPostBank được rà soát, cập nhập theo tình hình thị trường. Trước những biến động của thị trường, LienVietPostBank đã kịp thời có những điều chỉnh phù hợp, ban hành các chỉ thị tín dụng hạn chế hoặc tạm dừng cho vay đối với các ngành có mức độ rủi ro cao.

b) Thượng tôn pháp luật: Năm 2011, LienVietPostBank đã đưa ra đồng bộ các giải pháp nhằm vừa đạt được kế hoạch của HĐQT đã đề ra, vừa đáp ứng được các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm: - Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng

chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

- Kiểm soát tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất: Dưới 22% tại thời điểm 30/06/2011 và dưới 16% tại thời điểm 31/12/2011.

c) Chính sách khách hàng ưu tiên các đối tượng khách hàng được ưu đãi theo chính sách của Nhà nước: Ưu tiên cho vay khách hàng truyền thống, khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, khách hàng thuộc chương trình cho vay nông nghiệp, nông thôn.

d) Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, tích cực tìm giải pháp để đôn đốc, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn.

e) Chuẩn hóa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: LienVietPostBank đã nghiên cứu xây dựng và chính thức ban hành, triển khai hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng tín dụng nội bộ từ đầu năm 2010. Đến nay hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được xây dựng đối với các đối tượng khách hàng: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng định chế tài chính và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên nhận thức được tầm quan trọng của việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng với mục tiêu tối ưu hóa chất lượng của chấm điểm, xếp hạng khách hàng, trong năm 2011 LienVietPostBank đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn công ty Ernst & Young Việt Nam (E&Y) là đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

f) Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng: Căn cứ trên các phân tích về ngành, lĩnh vực kinh tế cũng như tình hình thị trường, định hướng phát triển tín dụng được xây dựng theo tiêu chí đa ngành, đa nghề, ưu tiên phát triển tín dụng đối với các ngành nghề tiềm năng, phù hợp với chính sách kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên ngân hàng bưu điện liên việt 2011 2 thương hiệu triệu giá trị (Trang 35)