7. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Yếu tố bên ngoài
1.5.2.1. Chính sách pháp luật
Chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước về lao động là khung tối thiểu quy định các tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động thì phải tuân thủ theo, nếu ở dưới ngưỡng quy định thì sẽ bị Nhà nước điều chỉnh. Do vậy, chính sách trả lương cao đối với lao động có trình độ cao hoặc sử dụng người tàn tật, nhóm người yếu thế, một số quy định về trả lương làm thêm giờ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp … ảnh hưởng chủ yếu đến thu hút nhân tài. 1.5.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội bao gồm nhiều yếu tố như cơ chế, dân số, xu hướng phát triển… đều có những tác động nhất định đến việc thu hút nhân tài thông qua nhiều khía cạnh như chính sách thu hút, nguồn lực người lao động… Trước tiên, trên khía cạnh mức độ phát triển kinh tế, một địa phương có mức độ phát triển kinh tế cao, điều kiện sống, sinh hoạt tốt, các dòng di chuyển lao động sẽ tập trung vào những địa phương đó và tạo thụân lợi cho các doanh nghiệp thu hút lao động. Ngược lại, với những địa phương có mức độ phát triển kinh tế thấp,việc tuyển mộ lao động của các doanh nghiệp ở khu vực này sẽ khó khăn hơn đòi hỏi phải có những chính sách thu hút nhân lực phù hợp.
Đặc biệt, trong thời kỳ toàn cầu hoá, nguồn nhân lực cũng có nhiều xu hướng phát triển. Toàn cầu hoá kéo theo sự thay đổi về công nghệ, do vậy DN cần phải bổ sung nhiều hơn các kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của mình để thích ứng với cơ hội và thách thức. Đây sẽ là căn cứ để DN cân nhắc xây dựng các chính sách về đào tạo phát triển để thu hút được nhân tài phù hợp cho tổ chức của mình.
Bên cạnh đó, toàn cầu hoá cũng kéo theo sự hội nhập, di chuyển lao động giữa các vùng, lãnh thổ, các quốc gia. Đây vừa là thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút được nhiều nhân tài, nhưng cũng là thách thức khi xuất hiện hiện tượng “chảy máu chất xám”, sự cạnh tranh cao hơn.
1.5.2.3. Vị thế ngành nghề
Trong bất kỳ xã hội nào cũng có những ngành nghề đựơc ưa chuộng và có những nghề ít được quan tâm. Những ngành nghề có vị thế cao trong xã hội, sức hút của ngành đó đối với nhân lực cũng sẽ cao. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thu hút nhân tài của ngành này. Ngược lại, với những ngành không được ưa chuộng thì để thu hút nhân tài, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc xây dựng các yếu tố hấp dẫn hiệu quả, nếu không sẽ bị các đơn vị khác trong ngành cạnh tranh.
1.5.2.4. Sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo
Sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo có ảnh hưởng quan trọng đến việc thu hút nhân tài, cụ thể là ở khâu tuyển mộ. Mức độ phát triển của hệ thống này càng cao thì việc tuyển mộ của các doanh nghiệp càng gặp nhiều thuận lợi. Trong quá trình phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo, nhiều ngành nghề mới sẽ đựơc đưa vào đào tạo ở các cấp trình độ khác nhau. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nhiệp đang tuyển lao động ở những ngành mới này.Việc tăng quy mô đào tạo cũng giúp cho các doanh nghiệp thu hút đựơc lao động giỏi đúng ngành đúng nghề, không phải sử dụng những lao động trái ngành, trái nghề.
1.5.2.5. Đối thủ cạnh tranh
Thực tế thời đại thông tin và toàn cầu hoá, cạnh tranh của DN hiện đại đã chuyển từ cạnh tranh sản phẩm thành cạnh tranh con người. Quan niệm
này đã được rất nhiều DN nhận thức được. Hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xoay quanh việc thu hút, chiêu mộ nhân tài. Sự cạnh tranh càng lớn càng gây khó khăn cho các DN chiêu mộ nhân tài. Do vậy các DN cần phải cân nhắc các chính sách về lương, phúc lợi, đào tạo phát triển để thu hút và giữ chân người tài, đồng thời tính tóan thời điểm, phương pháp tuyển mộ phù hợp sao cho thu hút được nhiều người nộp hồ sơ.