- Chế độ sinh hoạt: quy định chế độ nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ luyện tập vận động đã được quy định khi tình trạng cho phép, không được hút thuốc lá….
- Vệ sinh thân thể: khi người bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, có thể hướng dẫn cho gia đình tự vệ sinh hàng ngày cho người bệnh như vệ sinh răng miệng lau người và chân tay, vệ sinh bộ phận sinh dục, thay quần áo cho người bệnh , thay ga trải giường hàng ngày…. Nếu tình trạng người bệnh nặng điều dưỡng phải thực hiện chăm sóc vệ sinh hàng ngày cho người bệnh.
+ Đủ lượng Kcal (2400 Kcal/ ngày); chế độ ăn với người tăng huyết áp và tăng mỡ máu.
+ Tuyệt đối không được uống rượu, thức ăn phải đảm bảo hợp vệ sinh, chế biến hợp khẩu vị người bệnh yêu cầu, nên cho người bệnh ăn ít một mỗi bữa tránh thức ăn ôi thiu để đề phòng tiêu chảy.
* Chế độ ăn của người bệnh suy mạch vành
Người bệnh mạch vành nên ăn những loại thực phẩm
- Giàu chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp làm giảm cholesterol xấu, giảm cân và duy trì cân nặng. Bởi chất xơ ở lại trong dạ dày lâu hơn các loại thực phẩm khác, nên có cảm giác no lâu, giúp bạn ăn ít hơn. Chất xơ cũng đẩy nhanh quá trình chuyển chất béo qua đường ruột, nhờ đó giúp cơ thể ít hấp thu chất béo hơn.
- Chọn thức ăn chống viêm, giảm cholesterol máu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thay vì tập trung vào chế độ ăn giảm chất béo để giảm mỡ, ăn nhiều những thực phẩm giảm viêm tốt cho thành mạch, hiệu quả
với những ai đang mắc bệnh mạch vành. Bởi yếu tố viêm mới là căn nguyên sâu xa hh́nh thành nên mảng xơ vữa gây bít tắc lòng mạch.
Thực phẩm chống viêm có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thực vật giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch bao gồm: + Rau: Tất cả các loại rau, tốt nhất là củ cải đường, cà rốt, rau cải, bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, rau lá xanh, hành tây, đậu hà lan, rau xà lách, nấm, rau biển, các cây họ bí…
+ Trái cây: Tất cả các loại trái cây, đặc biệt là cam quýt, bưởi… Nếu bạn bị tiểu đường, nên hạn chế trái cây ngọt như mít, sầu riêng, vải, nhãn… Nên chọn măng cụt, thanh long, kiwi, ổi, táo xanh…
+ Các loại thảo mộc và gia vị như húng quế, ớt, bột cà ri, gừng, hương thảo, cỏ xạ hương, bột quế, củ nghệ…
+ Trà xanh, trà ô long, trà đen
+ Các sản phẩm sữa tươi đã tách béo, sữa chua không đường
- Chất béo nên ăn:
Chất béo không bão hòa đơn hoặc đa là tên chung cho nhóm chất béo tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện cholesterol của cơ thể. Axit béo omega 3 từ cá hồi, các trích, hạt lanh, cải xoăn, rau chân vịt, quả óc chó… nên bổ sung hàng ngày. Các nguồn chất béo tốt khác có trong dầu oliu, dầu hạt hướng dương, quả hạch và quả bơ.
- Ăn hạn chế muối
Ăn muối làm tăng huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên ăn nhiều hơn một thìa cà phê muối mỗi ngày cho người lớn.
Sau đây là cách giúp người bệnh cắt giảm lượng muối ra khỏi chế độ ăn hàng ngày:
+ Giảm thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn
+ Sử dụng các loại gia vị cho hương vị thay vì muối: Húng quế, húng tây, hẹ, quế chi… có thể thay thế cho muối.
+ Kiểm tra nhãn đóng gói trước khi mua: Khi chọn đồ gia vị và thực phẩm đóng gói, nên đọc kỹ nhãn và lựa chọn thực phẩm không chứa natri, hoặc hàm lượng natri thấp.
+ Không sử dụng nước chấm trong các bữa ăn + Tránh xa các món kho hoặc đồ muối như dưa, cà.
Những loại thực phẩm người bệnh suy mạch vành không nên đụng đến
- Chất béo nên tránh:
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Chất béo này có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, mì tôm, nội tạng động vật,…
- Thức ăn nhanh: Những loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, đồ chiên... là nguyên nhân gây rối loạn cholesterol, làm tăng nguy cơ xuất hiện thêm những điểm tắc hẹp mới do chứa nhiều chất béo xấu (chất béo chuyển hóa).
- Thịt chế biến sẵn: Nghiên cứu cho thấy các món thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích… có khả năng tăng nguy cơ bệnh tim mạch do chứa nhiều chất béo trans và muối. Vốn dĩ người mắc bệnh mạch vành đã có huyết áp cao, việc giảm muối, giảm cholesterol là điều cần thiết tránh làm bệnh tim mạch trầm trọng hơn.
- Nội tạng động vật và da của gia cầm: Nội tạng động vật bao gồm: tim, gan,
lòng, óc rất giàu cholesterol không có lợi cho người bệnh tim mạch, làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch. Đặc biệt da của gia cầm chứa nhiều chất béo bão hòa, do vậy khi ăn thịt gia cầm người bệnh cần bỏ da.
- Nước luộc thịt, hầm xương: Chất béo bão hòa có rất nhiều ở trong tủy xương,
nước luộc thịt (kể cả thịt nạc có màu đỏ). Vì thế, những người bệnh tim mạch, đặc biệt là những người bệnh mạch vành không nên sử dụng.
Ngoài các thực phẩm trên, sữa chưa tách bơ (Sữa nguyên kem) cũng chứa nhiều chất béo, do vậy người bệnh nên sử dụng hạn chế. Thay vào đó, nên sử dụng các loại sữa ít chất béo, tốt nhất là sữa đậu nành.
- Thức ăn, đồ uống ảnh hưởng tới một số thuốc điều trị
Một số loại thức ăn, đồ uống, thực phẩm bổ sung người bệnh nên tránh dùng chung với thuốc do có thể gây làm chậm, giảm hoặc tăng cường hấp thu thuốc:
+ Sản phẩm có chứa cam thảo; nhân sâm làm tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết dưới da
+ Thực phẩm giàu vitamin K như rau cải, bông cải xanh, cần tây… tăng đông máu, giảm tác dụng của thuốc chống đông.
+ Nước bưởi chùm tăng độc tính của nhóm thuốc hạ mỡ máu statin (nhóm thuốc hay được chỉ định sử dụng trong bệnh mạch vành)
+ Thức uống có cồn như rượu tăng gánh nặng cho gan, làm tăng men gan ảnh hưởng tới chuyển hóa thuốc điều trị.
- Loại bỏ chất kích thích ra khỏi chế độ ăn uống
Hút thuốc lá cho dù thụ động hay chủ động cũng làm tăng nguy cơ co thắt vành, gây xơ vữa mạch vì thế người bệnh đặt stent mạch vành cần ngưng hút thuốc lá. Ngoài ra, một số đồ uống có gas hoặc chứa cafein hoặc chứa các chất kích thích đều có thể làm tăng nhịp tim không có lợi cho người bệnh tim mạch. Trái tim vốn đã tổn thương và cần được điều chỉnh nhịp ổn định, nhóm thực phẩm kích thích sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.