- Hà Thị Thiện sinh năm 1952 quê ở Phú Thọ. Bệnh nhân vào viện tháng 5 năm 2020 với lý do Đau ngực.
- Qua thăm khám và hỏi bệnh tôi thấy:
+ Người bệnh có tiền sử đau thắt ngực ( Đau ngực không ổn định), đã điều trị nhiều lần. Ngày nay đau tức ngực (T) nhiều, chưa điều trị gì vào viện. Khám toàn thân
+ Toàn thân: ý thức, da niêm mạc, tuyến giáp, hệ thống hạch, vị trí, kích thước, số lượng, di động vv… Bình thường
+ Chỉ số sinh tồn: Mạch 70 lần/ph Nhiệt độ 37độ C
Huyết áp 120/60mmHg Nhịp thở 20 lần/phút Cân nặng 53 kg
- Qua siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ, chụp động mạch vành cho thấy người bệnh có vị trí tổn thương LAD I-II. Chẩn đoán hình ảnh chụp ĐMV: Hẹp 70% LAD I-II.
- Người bệnh đã được phẫu thuật Nong ĐMV, Đặt giá đỡ ĐMV (stent) thành công
Sau khi Nong ĐMV, Đặt giá đỡ ĐMV (stent) người bệnh đã được sử dụng thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
* Điều dưỡng thực hiện:
a, Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, hướng dẫn người bệnh nghỉ ngơi, ăn uống, vận động nhẹ nhàng… Nếu có bất thường gọi bác sĩ ngay.
Tại vị trí đưa stent vào cơ thể sẽ để lại vết thương do phải luồn ống thông qua động mạch động mạch đùi ở vùng háng hoặc động mạch quay ở cánh tay. Nếu không biết cách chăm sóc người bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và lâu lành. Những lưu ư cần biết trong quá tŕnh chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent:
- Vệ sinh vết thương: Điều dưỡng nên giúp người bệnh vệ sinh vết thương ít nhất một lần mỗi ngày
- Tháo băng gạc vào buổi sáng: Làm ẩm miếng gạc rồi tháo ra.
- Rửa vết thương ít nhất 1 lần mỗi ngày bằng nước muối hoặc nước sát trùng: Có thể dùng pank kẹp gạc đã qua vô khuẩn lau bằng cách chấm nhẹ nhàng, không chà xát vết thương.
- Dùng băng dán cá nhân để che phủ vết thương: Thông thường, vết thương sẽ có màu đen và xanh trong vài ngày đầu, có thể sưng, hơi hồng và xuất hiện cục u nhỏ.
+ Giữ vết thương khô ráo: Điều dưỡng cần nhắc người bệnh cố gắng giữ vết thương khô ráo, trừ khi tắm.
+ Cẩn thận với các loại thuốc bôi: Không bôi kem, thuốc mỡ hay bất kỳ thứ gì lên vết thương.
+ Mặc quần áo rộng rãi: Hãy chọn những bộ quần áo có chất liệu mềm mại và độ rộng vừa phải để người bệnh luôn cảm thấy thoải mái.
+ Hạn chế tiếp xúc với nước: Không ngâm mình trong bồn tắm, đi bơi trong một tuần sau phẫu thuật.
c, Nhắc người bệnh dùng thuốc đúng hướng dẫn
Một vấn đề rất quan trọng đối với người chăm sóc là cần chú ý cho người bệnh sử dụng thuốc chống đông đúng cách, đúng liều lượng. Bởi sau đặt stent mạch vành, người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông để phòng huyết khối (bao gồm huyết khối sớm và huyết khối muộn), ngăn ngừa tái tắc hẹp sau can thiệp, giảm thiểu nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim.
Trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ sau đặt stent sẽ có biểu hiện sốt. Nếu người bệnh sốt cao điều dưỡng cần báo lại luôn cho bác sĩ để tìm ra giải pháp khắc phục sớm nhất để không ảnh hưởng tới người bệnh.
d, Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh chế độ ăn hợp lý cho người bệnh
- Bổ sung trái cây và rau xanh vào thực đơn để giúp người bệnh nhanh lành vết thương
- Bổ sung chất đạm (Protein): Người bệnh nên ăn lượng vừa phải thịt nạc, thịt gà bỏ da, trứng, đậu phụ; mỗi tuần nên ăn 2 bữa có các loại cá như cá hồi, cá thu hoặc cá mòi để cung cấp cho cơ thể nhiều chất béo omega-3 có lợi cho tim. Ngoài ra, bạn cần tránh thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt chó… để tránh làm tăng cholesterol và làm nặng thêm tình trạng xơ vữa mạch vành.
- Chất béo: Nên sử dụng chất béo dễ tiêu (chất béo chưa bão hòa) như dầu thực vật (dầu ô liu, hướng dương, dầu cải…) hoặc các từ các loại hạt, bơ, dầu cá; hạn chế tối đa mỡ động vật, đồ ăn nhanh.
- Chất xơ: Bổ sung vào thực đơn cho người đặt stent mạch vành nhiều trái cây tươi và rau xanh.
- Nước lọc: Người bệnh nên uống nhiều nước, sữa phù hợp và hạn chế chất kích thích, đồ uống có đường. Sau khi đặt stent, nếu người bệnh ăn uống trở lại được thì điều dưỡng, người nhà người bệnh hãy khích lệ họ uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày để tăng đào thải các thuốc gây mê, gây tê. Ngoài nước, bệnh nhân cũng nên uống sữa ít béo, sữa chua, sữa không đường hoặc tốt nhất là uống sữa đậu nành.
f, Khích lệ người bệnh tập thể dục
- Sau khi đặt stent mạch vành, bệnh nhân nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 1 tuần, sau đó mới bắt đầu tập thể dục vừa sức. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ, người bệnh nên đi bộ 30–60 phút mỗi ngày và 5 buổi mỗi tuần. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chơi golf hoặc cầu lông nhưng không nên chơi môn thể thao mạnh như tennis.
- Để giúp người bệnh duy trì thói quen vận động, bạn có thể thu xếp thời gian cùng tập luyện mỗi ngày. Đây cũng là một bí quyết giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng và lượng cholesterol, giữ trạng thái thư giãn, tránh áp lực, căng thẳng.