Bệnh mạch vành là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim mạch ở các nước phát triển. Theo nhiều chuyên gia dự đoán hiện có khoảng 13 triệu người Mỹ và 20 triệu người châu Âu mắc bệnh này. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 9% bệnh nhân nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh động mạch vành, trong khi vào những năm 80 của thế kỷ 20, tỷ lệ đó chỉ xấp xỉ 1%. Điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 cho thấy, riêng tỷ lệ bệnh động mạch
vành của phụ nữ tuổi mãn kinh là 2,4% cho thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của bệnh này tại nước ta.
3.2. Kết quả về điều trị và chăm sóc người bệnh
3.2.1. Phải biết được nguyên nhân, triệu chứng dẫn đến suy mạch vành của người bệnh: Triệu chứng điển hình nhất của người bệnh là Cơn đau thắt ngực - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn khi vào viện, trước và sau phẫu thuật.
- Chăm sóc và hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi.
3.2.2. Phương pháp can thiệp và phẫu thuật
+ Nong mạch vành và đặt stent mạch vành ( viết thêm một vài kỹ thuật ) + Phẫu thuật bắc cầu mạch vành ( nhắc lại một vài kỹ thuật)
*Những rủi ro khi phẫu thuật đặt stent
Mặc dù đặt stent mạch vành là kĩ thuật xâm lấn tối thiểu và khá an toàn. Tuy nhiên, nó vẫn là một thủ thuật gây chảy máu và có thể gây ra những rủi ro nhất định như: tổn thương mạch máu, quá mẫn với các thành phần của thuốc khi tiến hành thủ thuật,… Trong đó hai biến chứng thường gặp nhất là hình thành các cục máu đông trong lòng mạch và tái hẹp mạch vành sau đặt stent. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông lâu dài để phòng biến chứng.
* Thách thức về tài chính
Chi phí cho một ca đặt stent động mạch vành là không hề nhỏ, người bệnh cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính và tâm lý trước khi tiến hành thủ thuật. Mức giá này có thể khác nhau phụ thuộc vào từng bệnh viện nơi người bệnh chọn tiến hành thủ thuật, loại stent và việc người bệnh có bảo hiểm y tế hay không.
Chi phí đặt stent mạch vành ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vào khoảng: 50 – 90 triệu đồng. Bệnh nhân còn cần phải dự trù thêm các chi phí buồng phòng, thuốc men, sinh hoạt,… Bệnh nhân có bảo hiểm y tế đúng tuyến, sẽ được chi trả 60 – 80% chi phí phẫu thuật.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Xuất phát từ mục tiêu của khóa luận, qua tìm hiểu, nghiên cứu đã thu được kết quả sau:
4.1.1. Trình bày được đặc điểm của bệnh lý
Nguyên nhân suy mạch vành: sự xuất hiện của các mảng xơ vữa trong
Cơ chế bệnh sinh phụ thuộc vào:
- Cơ tim và oxy
- Dự trữ vành
- Khả năng vận mạch của động mạch vành
- Tình trạng thiếu máu cơ tim
- Hậu quả của thiếu máu cơ tim
Triệu chứng phổ biến của bệnh suy mạch vành: Cơn đau thắt ngực
4.1.2. Các biện pháp điều trị suy mạch vành
- Những biện pháp điều trị chung: Chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn nhạt hợp lý,
luyện tập khoa học
- Điều trị dùng thuốc:
* Các thuốc làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim
+ Các thuốc làm giảm tiền gánh + Các thuốc làm giảm hậu gánh
* Các thuốc làm giảm sức co bóp cơ tim
* Các thuốc làm phân bố lại máu có lợi cho vùng cơ tim bị thiếu oxy + Các thuốc làm tang cung cấp lượng oxy cho tim
+ Các thuốc bảo vệ tế bào cơ tim bị thiếu máu
- Phương pháp can thiệp và phẫu thuật + Nong mạch vành và đặt stent mạch vành + Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
4.2. Đề xuất và kiến nghị
- Việc nhận thức được mình là vị trí trung tâm của công tác đào tạo, do vậy phải chủ động học tập theo phương pháp tích cực, tận dụng mọi cơ hội, phương pháp để học tập tốt.
- Luôn lấy tự học là cốt lõi trong đào tạo, tự đào tạo trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có CSNBSMV, để chăm sóc người bệnh một cách toàn diện nhất.
- Luôn tự giác trong liên hệ nội dung đã học và công việc cụ thể của người điều dưỡng trong CSNBSMV
- Tuyên truyền vận động người dân và cộng đồng biết cách phòng trừ bệnh suy mạch vành. Tham gia rèn luyện thân thể, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhằm mục đích dự phòng, hạn chế cũng như chăm sóc tốt người bệnh suy mạch vành để mọi người dân được sống an toàn, sống khỏe mạnh, để lao động tạo ra nhiều của cải vật chất của xã hội để có cuộc sống no ấm, hạnh phúc và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1. Giáo trình Điều dưỡng Nội khoa dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp. NXB Hà Nội. Trang 42-46
2. GS Phạm Tử Dương. Thuốc Tim Mạch. NXB Y Học. Trang 247-255
3. PGS.TS.BS. Nguyễn Quang Tuấn. Chụp và can thiệp động mạch vành qua da (Một số nguyên lý và kỹ thuật cơ bản) NXB Y Học
4. PGS.TS.BS. Nguyễn Quang Tuấn (chủ biên). “Bệnh Động mạch vành- Tài liệu hướng dẫn bệnh nhân”. (Bệnh viện chuyên khoa tim mạch đầu ngành của Thủ Đô). NXB Y Học
5. Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ, Bộ môn y học (2016) “Chăm sóc người bệnh Nội khoa” (Dùng cho đào tạo cao đẳng Điều dưỡng).
6. Bệnh án nội khoa “ BN-Hà Thị Thiện” Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
7. Bệnh án nội khoa “ BN- Nguyễn Thị Mão ” Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
8. Huỳnh Văn Minh, (2008), “Chụp động mạch vành”, Giáo trình sau đại học Tim mạch học, Trường đại học Y khoa Dược Huế, tr. 311- 323.
9. Nguyễn Huy Dung. (1990). “Bệnh mạch vành”. Nhà Xuất bản Y học Tp HCM tr 1- 35.
10.Võ Quảng. (2002). “Bệnh động mạch vành tại Việt Nam”. Kỷ yếu toàn văn các tài liệu khoa học -Đại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ VIII, tr.444-446.
11.Phạm Nguyễn Vinh & Alain Combes. (1999). “Cơn đau thắt ngực “. Tim mạch học (Concours Medical):, tr.113-141. B. TRANG WED 12.https://www.dieutri.vn/benhhocnoi/benh-hoc-benh-mach-vanh-suy-vanh 13.http://chuabenh.net/tuan-hoan/suy-mach-vanh.html 14.https://nonghoc.com/docs-viewer/49E2AF47-A25E-4A22-8D08- B72780B0116F/suy-mach-vanh.aspx 15.https://thongtinthuoc.net/Benh-hoc-benh-mach-vanh-suy-vanh.html 16.https://www.uptodate.com/contents/recovery-after-coronary-artery-bypass- graft-surgery-cabg-beyond-the-basics 17.https://tailieu.vn/doc/suy-mach-vanh-phan-1-685003.html C. TIẾNG ANH
18.Abreu A., Mahmarian JJ., Nishimura S., Boyce TM. & Verani MS. (1991). “Tolerance and safety of pharmacologic coronary vasodilation with
adenosine in association with thallium-201 scintigraphy in patients with suspected coronary artery disease”. JAm Coll Cardiol., 18, 730 – 735.
19.Achenbach S., Ropers D., Pohle FK., Raaz D., von Erffa J., Yilmaz A., et al. (2005). “Detection of coronary artery stenoses using multidetector CT with 16 _ 0.75 collimation and 375 ms rotation”. Eur Heart J, 26, 1978- 1986.
20.Agatston AS., Janowitz WR., Hildner FJ., Zusmer NR., Viamonte M. Jr. & Detrano R. (1990). “Quantification of coronary artery calcium using ultrafast computed tomography”. JAm Coll Cardiol 15, 827- 832.
21.Anderson A, Barboriak JJ & Rimm AA. (1978). “Risk factors and