Tên VTVL: Quản lý khai thác tài nguyên nước 2 Đơn vị công tác: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Một phần của tài liệu DT Ma danh muc VTVL So TNMT kem QD (Trang 38 - 42)

2. Đơn vị công tác: Sở Tài nguyên và Môi trường. 3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng

và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh

vực tài nguyên nước; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước. Kiểm tra, giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo quy định.

8. Các nhiệm vụ chínhCác nhiệm vụ chính Các nhiệm vụ chính

(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu, thực hiện lập và thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông nội tỉnh.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả, theo quy định. Được lãnh đạo phòng và lãnh đạo Sở phê duyệt.

Tham mưu khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời. Tham mưu xây dựng, quản lý hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với lưu vực sông nội tỉnh; tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên tỉnh theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước. Tham mưu thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép về tài nguyên nước, giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Tham mưu tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản được giao

theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng

giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường, Khoa học và quản lý môi trường, Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) (hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công).

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-

BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc thành thạo sử dụng ít nhất 01 tiếng dân tộc

thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

MÃ VTVL: CMNV 10.2.4

Một phần của tài liệu DT Ma danh muc VTVL So TNMT kem QD (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w