Mô hình thực thể kết hợp (ER)

Một phần của tài liệu nhập môn cơ sở dữ liệu (Trang 60 - 63)

Mô hình thực thể kết hợp: + Dễ dùng

+ Hỗ trợ Case tool

+ Dùng để xây dựng mô hình ý niệm

+ Mô hình này ra đời năm 1970 bởi Mr.Chen, tiếp tục được phát triển bởi Teory, Chang và Fry vào năm 1986 và Storey vào năm 1991. Được xem là một chuẩn giúp mô hình hóa dữ liệu.

+ Là sự biểu diễn đồ họa các thực thể và các mối liên hệ của chúng trong cấu trúc một database.

4.7.3.1. Các thành phần chính của mô hình ER

a) Thực thể: Là một người, nơi chốn, đối tượng, sự kiện hay một khái niệm trong thể giới thực (có thể là khái niệm trừu tượng) và bắt đầu là danh từ

+ Thực thể mạnh: sự tồn tại độc lập với các kiểu thực thể khác. Thực thể mạnh có thể xác định thực thể yếu qua từ khóa: ký hiệu

Ví dụ: SinhVien, Monhoc, KhachHang, NhanVien, SanPham, HoaDon

+ Thực thể yếu: Không có đủ các thuộc tính để hình thành nên khóa, tồn tại phụ thuộc vào các thực thể khác. Ký hiệu

- Một tập thực thể yếu có thể có khóa riêng để phân biệt giữa các thực thể yếu có mối liên quan với cùng một thực thể mạnh.

- Khóa của tập thực thể yếu = khóa của tập thuộc tính cha + khóa riêng của tập thực thể yếu

b) Mối kết hợp: Diễn tả mối quan hệ giữa các thực thể. Ký hiệu

- Mối kết hợp một ngôi (Phản thân)

- Mối kết hợp 2 ngôi (nhị phân)

- Mối kết hợ 3 ngôi (đa phân)

c) Bản số của mối kết hợp

Xét tập quan hệ 2 ngôi giữa hai thực thể A và B:

+ Một – một (one-to-one): một thực thể A kết hợp với nhiều nhất một thực thể B và một thực thể B kết hợp với nhiều nhất một thực thể A.

Ví dụ: Một phòng ban có duy nhất 1 trưởng phòng.

+ Một – nhiều (one to many): Một thực thể A kết hợp với nhiều thực thể trong B và một thực thể B kết hợp với nhiều nhất chỉ một thực thể trong A.

Ví dụ: Một nhân viên chỉ thuộc một phòng ban và một phòng ban có nhiều nhân viên

+ Nhiều – nhiều (many to many): Một thực thể A kết hợp với nhiều thực thể trong B và một thực thể B kết hợp với nhiều thực thể trong A.

Ví dụ: Một sinh viên học nhiều môn học và một môn học có nhiều sinh viên đăng ký học.

d) Thuộc tính: là đặc tính, tính chất đặc trưng của thực thể hoặc mối kết hợp nhằm để mô tả thực thể hay mối kết hợp.

Ví dụ: thực thể SinhVien có các thuộc tính hoten, tuoi, gioitinh, ngaysinh,… Thuộc tính gồm có các loại:

o Thuộc tính đơn trị o Thuộc tính đa trị o Thuộc tính kết hợp o Thuộc tính dẫn xuất

Cách biểu diễn khác

4.7.3.2. Các bước thiết kế mô hình thực thể kết hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận dạng các thực thể. - Nhận dạng các mối quan hệ.

- Găn kết các thuộc tính vào các thực thể và mối kết hợp. - Xác định các cấu trúc tiêu biểu (có thể có hoặc không).

Một phần của tài liệu nhập môn cơ sở dữ liệu (Trang 60 - 63)