Giới thiệu chung về công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT pptx (Trang 25)

1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty xuất nhập thủ công mỹ nghệ là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ thương mại. Công ty có tên giao dịch đối ngoại là Việt Nam National and Handicaft Prodúct Export- Import Company, tên viết tắt là ARTEXPORT.

Từ hai phòng nghiệp vụ, phòng thủ công và phòng mỹ nghệ thuộc công ty XNK tạp phẩm được tách ra để thành lập Công Ty XNK thủ công mỹ nghệ theo quết định số 617 BNT –TCCB ngày 23 tháng 12 năm1964 của Bộ Ngoại Thương.

Sau khi sát nhập Bộ Nội Thương và Bộ Ngoại Thương thì công ty được thành lập theo quết định số 334/ Tm – TCCB ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ Thương Mại

Giấy phép kinh doanh số 108474 ngày 14 tháng 5 năm 1993 do trọng tài kinh tế Nhà nước cấp.

Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản Việt Nam và ngoại tệ ngân hàng và có con dấu riêng.

Công ty ARTEXPORT- Bảo hiểm chuyên ngành hoạt động theo luật pháp nước CHXHCN Việt Nam và theo điều lệ do Bộ Thương Mại ban hành.

Hiện nay công ty có trụ sở chính tại: 31-33 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại : 04 853318-866580-865438

Telex : 41519 Fax: 84- 4259275

Công ty có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại một số trung tâm như: Chi nhánh tại Hải Phòng: Tên giao dịch là ARTEXPORT- Hải Phòng Địa chỉ: 25 phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng

Đơn vị hạch toán độc lập báo cáo

Chi nhánh tại Đà Nẵng : Tên gọi là ARTEXPORT Đà Nẵng Địa chỉ: 74 Trưng Nữ Vương - Đà Nẵng

Đơn vị hạch toán độc lập, báo cáo

Văn phòng đại diện của ARTEXPORT

Địa chỉ: 34 Phố Trần Quốc Toản, quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị hạch toán độc lập, báo cáo

Ngoài ra còn một số cơ sở sau:

Xưởng thêu Thanh Lâm –Thanh Trì - Hà Nội

Cửa hàng thủ công mỹ nghệ –37 Phố Hàng Khay – Hà Nội Xưởng gốm mỹ nghệ đặt tại Bát Tràng

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã trải qua gần 40 năm phát triển, quá trình phát triển được chia ra làm 2 giai đoạn.

2. Chức năng, nghiệm vụ quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của Công Ty ARTEXPORT – Hà Nội.

2.1 Chức năng

Công Ty Xuất Nhập Khẩu thủ công Mỹ nghệ Hà Nôi (ARTEXPORT) thuộc doanh nghiệp nhà nước nên có chức năng của một doanh nghiệp Nhà Nước nói chung, tổ chức, quản lý cán bộ công nhân viên trong công ty, điều hành sản xuất và các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty phải tự hạch toán kinh

doanh, có trách nhiệm trả lương cho người lao động và thực hiện mọi nghĩa vụ với nhà nước.

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

Nhiệm vụ:

Công ty ARTEXPORT có nhiệm vụ sau:

-Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện cho được mục đích và nội dung hoạt động của công ty.

-Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương Mại và Nhà Nước các biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.

-Tuân thủ luật pháp của Nhà Nước về quản lý kinh tế tài chính quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh của công ty.l

-Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời tự tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trong thiết bị, tự bù đắp các chi phí, tự cân đối giữa xuất khẩu – nhập khẩu bảo đảm thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước.

-Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.

-Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc Công Ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế và luật pháp hiện hành.

Quyền hạn của công ty:

-Được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh, liên kết đã ký với khách hàng trong và ngoài nước thuộc nội dung hoạt động của công ty.

-Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) ở trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà Nước

-Mỗi doanh vụ được thực hiện trên cơ sở phương án kinh doanh, phản ánh đầy đủ, trung thực các khoản thu nhập và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm cả tiền trả công cho người giới thiệu khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ công ty ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu qủa bảo đảm nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi.

-Được liên doanh liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh doanh và cá nhân kể cả các đơn vị khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để đầu tư, khai thác nguyên liệu sản xuất, gia công huấn luyện tay nghề trên cơ sở tự nguyện bình đẳng, các bên cùng có lợi trong phạm vi hoạt động của công ty.

-Được mở các cửa hàng ở trong và ngoài nước khi được Bộ Trưởng Thương Mại cho phép, để giới thiệu hàng mẫu mã hoặc bán các sản phẩm do công ty sản xuất hoặc do liên doanh, liên kết sản xuất mà có và được tham dự hội chợ, triển lãm, quảng cáo về hàng hoá của công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy chế hiện hành.

-Được lập đại diện, chi nhánh của công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy định của nhà nước, được tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty trong và ngoài nước, được cử cán bộ và công nhân của công ty đi nước ngoài ngắn hạn hoặc dài hạn, được mời cán bộ, công nhân nước ngoài làm việc theo quy chế của Nhà Nước và Bộ Thương Mại.

2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

Công Ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ – Hà Nội hoạt động chủ yếu là:

-Tổ chức sản xuất chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác được Bộ cho Phép.

-Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm do liên doanh, liên kết tạo ra và cái mặt hàng khác theo quy định hiện hành của Bộ Thương Mại và Nhà Nước.

-Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và các phương tiện vật tự phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của Bộ Thương Mại và Nhà Nước.

-Được uỷ thác và nhập uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng Nhà Nước cho phép.

3. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty

Như đã được trình bày trong báo cáo tổng hợp mô hình tổ chức bộ máy của Công ty gồm 2 khối: khối đơn vị quản lý và khối đơn vị kinh doanh.

II. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT

1. Khái quát chung thị trường thế giới về mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Từ năm 1991, sau khi liên xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bị đổ vỡ, Việt Nam mất đi một khu vực thị trường rộng lớn (chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu) Việt nam đã thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu nói chung và của hàng thủ công mỹ nghệ nói riên, mặt hàng thủ công mỹ nghệ gặp không ít khó khăn cản trở về giá cả, nhu cầu, số lượng vv … chỉ xét tình hình vài năm trở lại đây (1995 – 2001) hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc điểm sau:

1.1 Đặc điểm

-Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan mật thiết đến số lượng đơn vị sản xuất sản phẩm, đi sâu chiều hướng những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu tăng do số lượng các nước tham gia xuất khẩu tăng lên, một số nước thường xuyên đẩy mạnh xuất khẩu và coi đây là mặt hàng có thế mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản.

-Chất lượng mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Nhìn chung chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ ngày một nâng cao, ngoài những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc và các nước khác như Việt Nam, Thái Lan, Philipin … vác mặt hàng

mỹ nghệ khác đều được ra sức đầu tư tiền của, chất xám để mở rộng những thị trường và lôi cuốn thị hiếu của khách hàng.

-Mặt hàng chạm khắc ngày càng phong phú về màu sắc, hoạ tiết, hoa văn mang tính dân tộc phương đông, tạo sự thu hút khách hàng Châu Âu, bên cạnh đó việc tìm kiếm các vật liệu nguyên liệu bền đẹp phù hợp với thời tiết và độ ẩm của Châu Âu cũng được xúc tiến nhanh đảm bảo chất lượng hàng không bị trả lại.

-Tính hình giá cả: Với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giá cả phụ thuộc rất nhiều vào thẩm mỹ, thị hiếu của khách hàng. Đối với mặt hàng cụ thể như tranh sơn mài, bình phong, lọ lục bình, hàng chạm gỗ … giá cả khác nhau.

Nhìn chung những năm gần đây giá cả của mặt hàng thủ công mỹ nghệ có xu hương giảm nhưng tốc độ giảm chậm do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.

1.2 Các nước xuất khẩu và nhập khẩu chính

Các nước nhập khẩu chính

-Các nước SNG: Là một thị trường lớn, có nhu cầu lớn về số lượng mà yêu

cầu về phẩm chất lại không đòi hỏi cao như các nước Tây Âu và các nước khu vựa 2. Đây vốn là thị trường nhập khẩu truyền thống của nước ta nói chung và của hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng, những năm gần đây Trung Quốc, Malaysia … đã xâm nhập vào thị trường này nhưng còn ở mức độ thăm dò. Nước ta xuất khẩu sang các nước SNG chủ yếu là xuất trả nợ theo nghị định thư giữa hai chính phủ.

-Các nước EU: khác với các nước SNG thì các nước EU không những là

một thị trường có nhu cầu lớn về số lượng mà còn đòi hỏi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn phải có hoa văn đặc sắc, đường nét tinh sảo, mang đạm bản sắc dân tộc.

-Các thị trường khác: (Trung cận đông, Tây Nam á, Bắc phi, Bắc mỹ, Đông

Nam á). So với các thị trường trên thì thị trường này cũng có kim ngạch lớn nhưng đòi hỏi về chất lượng mỹ thuật không phức tạp như các nước Tây Âu, tuy nhiên từng thị trường cụ thể mà có đòi hỏi riêng về mẫu mà sản phẩm.

Các nước xuất khẩu chính

-Việt Nam: Là một nước có truyền thống xuất khẩu những sản phẩm mỹ

nghệ lâu đời với cơ cấu mặt hàng rất phong phú, đa dạng, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ của việt nam ngày càng tăng lên (trong năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của hàng mỹ nghệ trong cả nước là 120 triệu USD, năm 2000 là 140 triệu USD năm 2001 kim ngạch xuất khẩu khoảng 160 triệu USD, kế hoạch năm 2001 là 180 triệu USD) hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được khách hàng trên thế giới quan tâm, đặc biệt là từ sau khi nhà nước cho phó các đơn vị sản xuất được phép xuất khẩu trực tiếp.

-Trung quốc: Là một nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn và có

nhiều tiềm năng, kinh nghiệm sản xuất đã có từng nhiều năm nay, hàng của Trung Quốc được các nước khu vực 2 rất ưa chuộng và nhập với kim ngạch lớn. Khả năng cạnh tranh của Trung Quốc cao vì Trung Quốc có nguồn lao động dồi dào, hơn nữa họ rất cần cù, chịu khó và sáng tạo đó là ưu thế hơn Việt Nam và các nước khác.

-Các nước châu á khác (Thái lan, Philipin..) đây cũng là những nước có

tiềm năng lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Họ có mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu tăng.

1.3 Khả năng biến động của thị trường thủ công mỹ nghệ trong những năm tới

-Nhu cầu: Do đời sống càng cao, nhu cầu của con người được nâng lên,

song song với nó là mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, sản xuất đơn giản, dễ thay đổi thích ghi với thị hiếu tiêu dùng, điều đó là nhân tố quan trọng mở ra nhiều thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, trên thế giới nói chung và Công Ty ARTEXPORT nói riêng có một số thị trường.

-Liên Minh Châu Âu (EU): đây là một thị trường có thu nhập bình quản

cao, dân số 350 triệu người, nền kinh tế ổn định, thị trường thống nhất, đây là một thị trường có sức mua lớn nhưng đòi hỏi chất lượng hàng hoá, uy tín và thị hiếu rất cao.

-Đông Âu và các nước SNG: Trước kia xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

theo nghị định thư, do vậy hàng xấu hay đẹp đều được xuất. Hiện nay với cơ chế thị trường, đặc biệt từ khi khủng hoảng kinh tế, thị trường này giảm mạnh và có nhiều khi mất hẳn. những năm gần đây mặc dù có khôi phục lại thị trường này song chưa đáng kể.

-Thị trường Châu á - Thái Bình Dương: Là một thị trường đông dân số

nhất thế giới song thu nhập chưa cao, hầu hết là các nước đang phát triển và tiềm năng. Đây là thị trường tiềm năng khi kinh tế phát triển, mặt khác khu vực này có nền văn hoá, truyền thống rất đậm nét do vậy cần nghiên cứu kỹ về thị hiếu, nét đặc trưng riêng biệt của người á Đông khi xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang khu vực này.

-Cạnh tranh:

+Mặt hàng gốm sứ, chạm khảm, thêu ren, mây tre đan có ở rất nhiều nước, cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà cả giữa nước này với nước khác, khối này với khối khác về giá cả mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng và phương thức thanh toán … Tuy vậy trong cuộc cạnh tranh này thì hàng thủ công mỹ nghệ của một số nước có uy tín luôn luôn chiếm được ưu thế tuyệt đối và bán với giá cao.

+Trung quốc đứng đầu về đồ gốm sứ: Sản phẩm gốm sứ Trung Quốc luôn chiếm uy tín cao trên thị trường thế giới với những sản phẩm nổi tiếng của Giang Tây, Thượng Hải nhất là về chất lượng, sản phẩm của họ có uy tín cao trên thị trường Quốc Tế.

+Về hàng gốm sư, sơn mài chạm khảm … tại thị trường SNG thì Việt Nam vẫn giữ ưu thế là bạn hàng quen thuộc mặc dù chưa có động lực để nâng cao chất lượng và thay đổi mẫu mã.

+Vũ khí cạnh tranh mà các đối thủ sử dụng là giá cả và mẫu mã ngoài việc bán giá hợp lý còn sử dụng các hình thức chiết khấu, giảm giá, tìm ra phương thức thanh toán hợp lý, thuận tiện, thông dụng và có lợi cho cả hai bên mua và bán nhằm khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế.

2. Các bước tiến hành hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ – Hà Nội.

-Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu. Nó bao gồm các khâu cơ bản, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xác định mặt hàng dự kiến kinh doanh giao dịch ký kết hợp đồng thu mua học mua gom

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT pptx (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)