Chính sách đối với nghệ nhân, làng nghề và đào tạo thợ thủ công

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT pptx (Trang 70 - 71)

II. Những biện pháp tăng cường

2. Chính sách đối với nghệ nhân, làng nghề và đào tạo thợ thủ công

Với nghệ nhân:

Nghệ nhân thợ cả có vai trò quan trọng với nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Vì vậy muốn duy trì và phát triển ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, Nhà Nước cần có chính sách đối với nghệ nhân, giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích họ phát triển sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu truyền dậy nghề cho con cháu, đào tạo nghề cho lao động sản xuất nếu có chính sách đối sử với nghệ nhân, thợ giỏi được thực hiện tốt là một đảm bảo duy trì và phát triển đội ngũ thợ lành nghề trong các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, góp phần bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc.

Với làng nghề:

Trong quá trình phát triển, những làng nghề có điều kiện và cơ hội phát triển nhanh đều gặp một số khó khăn như thiếu vốn hoạt động, cơ sở hạ tầng yếu kém, ô nhiễm môi trường và hiện nay có nơi ván đề cơ sở hạ tầng và môi trường đặt ra rất gay gắt, bức xúc, như làng gốm Bát Tràng, Làng giấy.

Để các làng nghề thủ công truyền thống, các làng nghề duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ làng nghề như:

-Phổ biến, hướng dẫn cho các nhà sản xuất kinh doanh trong làng nghề đăng ký hoạt động theo đúng pháp luật, hiểu biết các chính sách và các thủ tục đã quy định để được hưởng cái chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có hoặc sẽ được Nhà Nước ban hành.

-Mặt khác làng nghề với tư cách là một đơn vị hành chính, một đơn vị tổ chức làm ăn có tính phường hội, cũng cần được sự hỗ trợ của Nhà Nước để xử lý một số vân đề như cơ sở hạ tầng, môi trường, đối với toàn bộ làng nghề.

-Từ đó đề nghị chính phủ cho thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông bến bãi, đường dây tải điện …) dự án xử lý các vấn đề về môi trường tại khu vực làng nghề.

Với ngành nghề thủ công mỹ nghệ, thợ thủ công không được học nghề như các ngành khác họ không có văn bằng trung cấp, kỹ sư … không có trường lớp mà phần lớn họ được nghệ nhân giởi dậy nghề theo phương pháp “ cầm tay chỉ việc” tại các làng nghề, trong đó có những bí quyết mà các nghệ nhân chỉ dậy cho con cháu từ đời này sang đời khác, không để lộ ra ngoài, họ giữ gìn một cách cẩn thận, do vậy rất khó khăn cho những người thợ đang theo học hoặc mong muốn trở thành các nghệ nhân giỏi. Hiện nay trong các lĩnh vực ngành nghề khác, được Nhà Nước đầu tư xây dựng các trường dậy nghề, vậy Nhà Nước cũng cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thủ công truyền thống như:

-Mở một số trương mỹ thuật thực hành ở một số nơi có nhu cầu

-Mở thêm khoa mỹ thuật thực hành ở một số nơi có nhu cầu mỹ thuật để đào tạo thợ thủ công theo phương thức vừa học vừa lao động sản xuất tại các làng nghề.

-Hỗ trợ một phần chi phí để các trường có thể mời nghệ nhân về giảng các tiết học thực hành, chi phí thực hành (nếu có)

-Nếu không mở trường lớp như trên thì Nhà Nước hỗ trợ một phần chi phí từ quỹ hỗ trợ việc làm để các cơ sở có thên chi phí tự tổ chức đào tạo dậy nghề theo kết quả đào tạo nghề do UBND tỉnh thành phố xét duyệt.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT pptx (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)