Đẩy mạnh công tác tổ chức và quản lý

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT pptx (Trang 67 - 70)

II. Những biện pháp tăng cường

7.Đẩy mạnh công tác tổ chức và quản lý

Hiện nay, các Công Ty rất thiếu thông tin về các quy định của Nhà Nước có liên quan đến công việc kinh doanh, Công Ty ARTEXPORT cũng nằm trong đó, hiện nay bộ máy Công Ty còn những tồn tại như đã phân tích tại chương II. Do đó trong thời gian tới Công Ty đã ban hành và sẽ tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung các quy chế sau:

Công tác cán bộ:

-Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, lập quy hoạch đào tạo cán bộ cho các năm tới nhằm phục vụ phát triển cho Công Ty, bổ xung thêm lực lượng cán bộ, chuyên viên giỏi giúp lãnh đạo của Công Ty mở rộng thị trường phát triển sản xuất kinh doanh.

-Củng cố các tổ chức đảng, đoàn thể trong Công Ty và các chi nhánh văn phòng trực thuộc.

-Bổ xung và hoàn thiện thoả ước mới lao động tập thể, thực hiện hợp đồng lao động trong nội bộ công ty và hoàn thiện việc lập sổ bảo hiểm xã hội.

-Tạo bầu không khí làm việc trong công ty, giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Công Ty, đảm bảo công ăn việc làm, chăm lo đời sống và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên.

Công tác hành chính quản trị

-Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu qủa các tài sản và phương tiện làm việc của Công Ty thực hành an toàn, tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng các phương tiện dùng chung như ô tô con, máy fax, Email, công tác bằng máy bay, tiết kiệm trong sử dụng điện thoại và phục vụ sinh hoạt điện nước … Bảo đảm trật tự, vệ sinh, an toàn trong cơ quan.

o Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.

o Để đạt được mục tiêu và phương hướng nêu ra trong giai đoạn 2001- 2005 Công Ty đề nghị Bộ Thương Mại và Nhà Nước giúp đỡ mặt sau:

III. Một số kiến nghị đối với nhà nước

Hoạt đông xuất khẩu nói chung và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống quản lý vĩ mô Nhà Nước, nó ảnh hưởng trực tiếp như tỷ giá hối đoái, các chính sách luật pháp. Để có thể đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo phương hướng và mục tiêu đã nêu trên, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách biện pháp đã có đề nghị chính phủ cho sửa đổi và bổ sung một số chính sách biện pháp phù hợp với đặc điểm và ý nghĩa của việc pháp triển ngành nghề thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ.

1. Tăng mức ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước bằng hoặc cao

hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

-Hiện nay tuy vị trí của đầu tư trong nước đã được nâng cao nhưng vẫn còn một số lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước chưa được đối xử bằng họăc cao hơn

doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chịu tối đa là 25%, thực tiễn này chưa phù hợp “vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài ngước là quan trọng”

-Với hệ thống chính sách khuyến khích ưu đãi hiện hành, thì trong sản xuất kinh doanh nội địa các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuộc các ngành nghề truyền thống được ưu đãi ở mức cao hơn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác không thuộc các ngành nghề truyền thống, Nhưng trong trường hợp nếu xuất khẩu đạt gía trị trên 30% giá trị hàng hoá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì mức ưu đãi không có gì khác biệt giữa hàng thủ công mỹ nghệ thuộc ngành nghề truyền thống và các hàng hoá xuất nhập khẩu khác vì vậy kính đề nghị: hàng thủ công mỹ nghệ thuộc các ngành nghề truyền thống theo quy định (thuộc diện khuyến khích, ưu đãi trong doanh mục A) tức là đạt hai nội dụng được ưu đãi quy định trong danh mục A thì được hưởng mức ưu đãi cao hơn liền kề, ví dụ:

+ Dự án sản xuất kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuộc ngành nghề truyền thống (thuộc danh mục A) có sử dụng nhiều lao động, được miền thuế thu nhập doanh nghiệp hai năm và giảm 50% cho bốn năm tiếp theo.

+ Nếu dự án thực hiện xuất khẩu trên 30% thì được hưởng ưu đãi miễn 3 năm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% cho năm tiếp theo.

-Thực trạng hiện nay là các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đều thiếu vốn, không vay được vốn hoặc không đủ sức vay vốn với lãi suất cao để tổ chức sản xuất – kinh doanh (mua nguyên vật liệu để sản xuất hoặc mua sản phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu). Do vậy để khuyến khích để khai thác cơ sở sản xuất kinh doanh có hợp đồng xuất khẩu đạt mức 20.000USD trở lên, đề nghị chính phủ cho hưởng các ưu đãi về vốn kinh doanh.

+ Được ngân hàng ưu tiên cho vay đủ vốn sản xuất kinh doanh theo hợp đồng đã ký.

+ Sau khi thực hiện hợp đồng, được quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà Nước hoặc quỹ hỗ trợ xuất khẩu theo hỗ trợ lãi suất quy định tại Nghị Định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 tức là hỗ trợ 50% lãi suất trên vốn thực tế đã vay tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT pptx (Trang 67 - 70)