Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới

Một phần của tài liệu dự án quản lý thiên tai việt nam (wb5) (Trang 28 - 30)

Các quy định về bảo vệ môi trƣờng của WB đƣợc đƣa ra dƣới dạng các chính sách tác nghiệp (OPs), bao gồm 10 chính sách. Dƣới dây là bảng tóm tắt các chính sách của WB có liên quan đến dự án:

Bảng 3.1. Các chính sách an toàn môi trƣờng của WB liên quan đến dự án

Chính sách Mục tiêu

OP/BP 4.01 Đánh giá môi trƣờng

Đảm bảo các dự án đầu tƣ có tính bền vững và đảm bảo về mặt môi trƣờng - xã hội.

Cung cấp cho những ngƣời ra quyết định các thông tin về các tác động môi trƣờng - xã hội tiềm ẩn liên quan đến dự án.

Tăng cƣờng tính minh bạch và sự tham gia của các cộng đồng bị ảnh hƣởng trong quá trình ra quyết định.

OP/BP 4.11 Tài sản văn hóa vật thể

Chính sách này nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với các tài sản văn hóa đóng vai trò quan trọng, là nguồn thông tin lịch sử và khoa học quý giá, là nguồn tài sản cho phát triển kinh tế xã hội, và là một phần không thể thiếu trong bản sắc và tập quán văn hóa dân tộc, bao gồm mồ mả và các khu nghĩa địa. Chính sách này cung cấp các hƣớng dẫn nhằm đảm bảo: (a) Các tài sản văn hóa vật thể đƣợc nhận diện và đƣợc bảo vệ trong dự án, và (b) Các quy định pháp luật trong nƣớc về Bảo vệ Tài sản Văn hóa Vật thể phải đƣợc tuân thủ một cách đầy đủ.

OP/BP 4.10 Ngƣời bản địa/Dân tộc thiểu số

Nhằm đảm bảo cho ngƣời bản địa (hoặc các dân tộc thiểu số): (a) Nhận đƣợc sự tôn trọng một cách đầy đủ về phẩm giá, quyền con ngƣời, và bản sắc văn hóa; (b) Không bị ảnh hƣởng bởi các tác động xấu trong quá trình phát triển; (c) Đƣợc hƣởng các lợi ích kinh tế - xã hội phù hợp về mặt văn hóa; và (d) Đƣợc hƣởng lợi thông qua các quá trình tham vấn và tham gia.

OP/BP 4.12 Tái định cƣ bắt buộc

Nhằm đảm bảo các chính sách sau sẽ đƣợc áp dụng: (a) Tránh hoặc giảm thiểu tái định cƣ bắt buộc và những ảnh hƣởng tới hoạt động kinh tế, trong đó có việc mất nguồn sinh kế.; (b) Cung cấp các thủ tục đền bù minh bạch trong quá trình thu hồi bắt buộc đất và các tài sản khác; (c) Cung cấp đầy đủ các nguồn lực đầu tƣ tạo cơ hội cho những ngƣời dân tái định cƣ đƣợc hƣởng lợi ích từ dự án (thực hiện thông qua Kế hoạch Hành động Tái định cƣ); (d) Khôi phục và cải thiện mức sống của những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án; và (e) Thực hiện đền bù một cách đầy đủ, nhanh chóng và hiệu quả ở mức giá thay thế đối với các tài sản bị mất mát trực tiếp do dự án. Việc lập kế hoạch Tái định cƣ và các biện pháp giảm thiểu phải đƣợc thực hiện trên cơ sở có sự tham vấn với các cộng đồng bị ảnh hƣởng và bằng các phƣơng pháp tiếp cận có sự tham gia. OP/BP 4.37 Nhằm đảm bảo các vấn đề an toàn đập đƣợc quan tâm một cách đầy đủ,

25 An toàn đập đặc biệt đối với các công trình đập cao và/hoặc rủi ro cao; Chính sách

này áp dụng đối với các con đập xây mới, đập hiện có và/hoặc đang đƣợc xây dựng liên quan đến các cơ sở hạ tầng sẽ đƣợc WB tài trợ.

OP/BP 7.50 Các dự án nằm trên Đƣờng thủy Quốc tế

Nhằm đảm bảo các dự án sẽ không ảnh hƣởng đến việc sử dụng hiệu quả và bảo vệ các đƣờng thủy quốc tế, cũng nhƣ không ảnh hƣởng tới mối quan hệ giữa Ngân hàng với bên vay vốn và giữa các nƣớc có chung đƣờng thủy đó.

Tuân thủ theo đúng các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới, các tài liệu an toàn sau đây đã đƣợc chuẩn bị cho dự án:

- Đánh giá Môi trƣờng (ĐM) tổng thể của dự án, bao gồm các Kế hoạch quản lý môi trƣờng (KQM) của các TDA năm đầu, và có thể cả các TDA các năm tiếp theo. Một đánh giá xã hội cũng đã đƣợc tiến hành cho Dự án.

- Khung Quản lý Môi trƣờng và Xã hội (KQMX) cho các TDA giai đoạn 2, bao gồm một bộ Nguyên tắc Môi trƣờng Thực tiễn (ECOP) theo tiêu chuẩn áp dụng cho các công trình sẽ đƣợc triển khai xây dựng trong Hợp phần 4, các hoạt động liên quan đến an toàn đập và các TDA liên quan đến nạo vét và nâng cấp cảng cá, và một bộ ECOP đơn giản áp dụng cho các hoạt động thuộc Hợp phần 2 và 3 có liên quan đến xây dựng công trình. KQMX đƣợc chuẩn bị riêng thành một văn bản độc lập.

- Khung Chính sách An toàn Đập (KCAĐ) nêu lên các yêu cầu về chính sách nhằm đảm bảo an toàn đập đƣợc khôi phục và/hoặc nâng cấp, bao gồm một hƣớng dẫn kỹ thuật cho việc lập Báo cáo An toàn Đập (BAĐ) và một Mục lục mẫu. BAĐ sẽ đƣợc áp dụng đối với tất cả các TDA liên quan đến đập. BAĐ đƣợc chuẩn bị riêng thành một văn bản độc lập.

- Khung Chính sách Dân tộc Thiểu số (KCDT) và Khung Chính sách Tái Định cƣ (KCT) làm rõ các nguyên tắc tái định cƣ, cơ cấu tổ chức thực hiện và thiết kế các tiêu chuẩn áp dụng đối với các TDA. KCDT và KCT đƣợc chuẩn bị riêng thành các văn bản độc lập. Việc di dời mồ mả sẽ đƣợc thực hiện trên nguyên tắc giá thay thế và tuân thủ các tập quán văn hóa địa phƣơng, có xem xét đến các đặc điểm thị hiếu văn hóa điển hình của từng nhóm dân tộc nhƣ đã đề cập trong Kế hoạch Hành động Tái định cƣ (KHT) và Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số (KPDT).

- Trong quá trình chuẩn bị ĐM và KQMX, hai cuộc tham vấn cộng đồng đã đƣợc thực hiện: đợt một vào tháng 5-tháng 6/2001 và đợt thứ hai vào tháng 9/2011. Đối tƣợng tham gia vào các cuộc tham vấn này gồm có các hộ nông dân và ngƣ dân trực tiếp hoặc gián tiếp bị ảnh hƣởng bởi dự án, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan nhà nƣớc cấp trung ƣơng và địa phƣơng, các tổ chức NGO, các tổ chức xã hội dân sự, v.v... Lợi ích của các bên liên quan đã đƣợc tính đến trong quá trình chuẩn bị các tài liệu an toàn. Ngoài các tài liệu an toàn trên, mỗi TDA sẽ phải chuẩn bị kế hoạch hành động tái định cƣ (KHT) nếu có liên quan đến thu hồi đất và tái định cƣ, kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (KPDT) nếu có liên quan đến ngƣời dân tộc thiểu số và kế hoạch quản lý môi trƣờng (KQM).

26 Theo đúng yêu cầu về tham vấn và công khai thông tin của WB, việc tham vấn và công khai thông tin trong quá trình chuẩn bị các tài liệu an toàn của dự án đã đƣợc thực hiện. Đối với báo cáo Đánh giá môi trƣờng vùng và Khung quản lý môi trƣờng và xã hội, hai đợt tham vấn đã đƣợc tiến hành trong tháng 6-7 năm 2011 và tháng 9 năm 2011. Đối tƣợng tham vấn bao gồm các hộ nông dân, ngƣ dân chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dự án, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trung ƣơng và địa phƣơng, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự ... Các yêu cầu cũng nhƣ nguyện vọng của các bên liên quan đều đƣợc cân nhắc, xem xét trong quá trình chuẩn bị các tài liệu an toàn.

Một phần của tài liệu dự án quản lý thiên tai việt nam (wb5) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)