Khung pháp lý về quản lý môi trƣờng và thiên tai của Việt Nam

Một phần của tài liệu dự án quản lý thiên tai việt nam (wb5) (Trang 30 - 32)

Luật Bảo vệ Môi trường (2005) đã quy định các vấn đề liên quan đến đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng đối với các hoạt động phát triển. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đƣợc tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tƣ (báo cáo nghiên cứu khả thi). Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đƣợc quy định chi tiết trong Khoản 2 Điều 13 Nghị định 21/2011/NĐ-CP. Công tác sàng lọc môi trƣờng (loại đánh giá môi trƣờng đổi với dự án) đƣợc thực hiện theo danh mục các loại dự án trong Phục lục 1 và Phụ lục 2 của Nghị định 29/2011/NĐ-CP.

Đánh giá tác động môi trường. Trong chƣơng 3 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, từ điều 12 đến điều 28 đã quy định cụ thể việc lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và việc thực hiện các công trình và biện pháp bảo vệ môi trƣờng trƣớc khi dự án vận hành chính thức và giai đoạn vận hành của dự án. Theo Nghị định này, các TDA trong dự án VN-Haz phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng bao gồm: (1) các TDA xây dựng đƣờng ô tô cấp IV, V có chiều dài từ 100 km trở lên, (2) các TDA xây dựng cầu đƣờng bộ có chiều dài 200 m trở lên (không kể đƣờng dẫn); (3) các TDA xây dựng cảng cá, bến cá tiếp nhận tiếp nhận khối lƣợng cá nhập cảng là 50 tấn/ngày trở lên, (4) các TDA xây dựng hồ chứa nƣớc có dung tích 100.000m3 trở lên, (5) các TDA đê, kè bờ sông, bờ biển có chiều dài từ 1000m trở lên.

Cam kết bảo vệ môi trường. Chƣơng 4 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, từ điều 29 đến điều 36 đã xác định rõ đối tƣợng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trƣờng; nội dung, hồ sơ, thời điểm, tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trƣờng và trách nhiệm của chủ dự án và cơ quan nhà nƣớc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trƣờng. Theo Nghị định này, các TDA trong dự án VN-Haz phải lập cam kết bảo vệ môi trƣờng bao gồm là các TDA có các hoạt động xây dựng dƣới mức quy định về đánh giá tác động môi trƣờng ở trên.

Kế hoạch quản lý môi trường. Việt Nam chƣa có yêu cầu cụ thể chủ dự án phải chuẩn bị một KQM, tuy vậy Chính phủ yêu cầu báo cáo đánh giá môi trƣờng phải: (1) Có một phần mô tả rõ ràng về các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giải quyết các tác động tiêu cực (các dự án phải lập báo cáo ĐTM chi tiết); hoặc (2) Mô tả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, các chƣơng trình giám sát môi trƣờng (quan trắc môi trƣờng) và cam kết thực hiện các tiêu chuẩn môi trƣờng (các dự án đăng ký cam kết bảo vệ môi trƣờng).

Quản lý thiên tai. Ngày 16/7/2007, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”. Theo đó, Bộ NN&PTNT là cơ quan

27 thƣờng trực, phối hợp với các cơ quan khác liên quan có trách nhiệm giúp Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này. Mục tiêu chung của chiến lƣợc là huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 nhằm giảm đến mức tối đa thiệt hại về ngƣời và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và di sản văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nƣớc. Để thực hiện mục tiêu trên, các nhiệm vụ và giải pháp đặt ra là: (1) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách; (2) Hoàn thiện tổ chức; (3) Xã hội hóa và phát triển nguồn lực; (4) Nguồn tài chính; (5) Nâng cao nhận thức cộng đồng; (6) Củng cố hệ thống đê điều và hồ đập; (7) Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn; (8) Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế. Đối với vùng dự án, nhiệm vụ và giải pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai nhƣ sau:

(i) Vùng Bắc Trung Bộ: thực hiện phòng, chống lũ triệt để đồng thời chủ động phòng chống bão, tăng cƣờng khả năng chống lũ cho hệ thống đê sông, thực hiện đồng bộ các nội dung: lập quy hoạch phòng, chống lũ cho các hệ thống sông, rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống đê, làm cơ sở cho công tác tu bổ, quản lý, bảo vệ hệ thống đê, cải tạo và nâng cấp công trình dƣới đê, xử lý những khu vực nền đê yếu, cứng hóa mặt đê kết hợp giao thông nông thôn... (ii) Đối với vùng duyên hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ, phƣơng châm phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai là “Chủ động phòng, tránh, thích nghi để pháp triển”, tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp nhƣ quy hoạch dân cƣ, khu công nghiệp, khu du lịch ... đảm bảo chống ngập và tiêu thoát lũ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, củng cố đê điều, xây dựng hồ chứa, tăng cƣờng trồng rừng, xây dựng công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển, xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm thông tin phụ vụ cảnh báo bão.

Các khung pháp lý khác: ngoài các khung pháp lý quan trọng ở trên, các khung pháp lý có liên quan đến dự án là (xem thêm ở Phụ lục 2):

- Lĩnh vực xây dựng: Luật Xây dựng (số 16/2003/QH11), Nghị định số 12/2009/ND- CP ngày 10/2/2009 về quản lý các dự án đầu tƣ và xây dựng, Nghị định số 209/2004/ND-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lƣợng các dự án xây dựng...

- Lĩnh vực thu hồi đất và tái định cƣ: Luật Đất đai (số 13/2003/QH11) ngày 26/11/2003, Nghị định số 197/2004/ND-CP về đền bù, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất, Thông tƣ 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ....

- Lĩnh vực quản lý thiên tai: Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Pháp lệnh bảo vệ và khai thác các công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/04/2001, Nghị định quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh phòng chống lụt bão số 08/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 ...

- Lĩnh vực an toàn đập: Nghị định số 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập đã quy định chi tiết về thi công, xây dựng, quản lý đập. Theo nghị định này đập lớn là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh đập bằng hoặc lớn hơn 15m hoặc đập của hồ chứa nƣớc có quy mô dung tích bằng hoặc lớn hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối). Đập nhỏ là đập có chiều

28 cao tính từ mặt nền đến đỉnh nhỏ hơn 15m và tạo hồ chứa nƣớc có dung tích trữ nhỏ hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối). Bảo đảm an toàn đập là ƣu tiên cao nhất trong xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa nƣớc. Công tác quản lý an toàn đập phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục trong quá trình xây dựng và quản lý khai thác hồ chứa nƣớc. Căn cứ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, chủ đập phải tổ chức đơn vị quản lý đập có đủ năng lực để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dƣỡng và bảo vệ đập theo quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về an toàn đập. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng liên quan thẩm định, phê duyệt hoặc trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện. UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nƣớc về an toàn đập trên địa bàn. UBND các tỉnh giao cho Sở NN & PTNT thi hành chức năng này

- Các lĩnh vực có liên quan khác: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, luật Lao động ngày 23/6/1994, luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10, luật Tài nguyên nƣớc 8/1998/QH10

- Các Quy chuẩn Việt Nam: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc uống QCVN01:2009/BYT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt QCVN02:2009/BYT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt QCVN08:2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm QCVN09:2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc biển ven bờ QCVN10:2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh QCVN05:2009/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN06:2009/BTNMT.

Một phần của tài liệu dự án quản lý thiên tai việt nam (wb5) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)