2. Giá nhiên liệu hóa thạch và các chính sách tài khóa ở Việt Nam
2.3 Ước tính các khoản trợ giá và thuế nhiên liệu hóa thạc hở Việt Nam
IEA đã tính toán các khoản trợ giá tiêu thụ đối với nhiều nước đang phát triển bằng cách tiếp cận ‘giá trần’ như đã trình bày ở phần 1.3 – những tính toán đó có xu hướng đánh giá thấp tổng các khoản trợ giá, song vẫn đưa ra những số tổng rất quan trọng. Các tính toán về các khoản trợ giá (gián tiếp) về tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam từ 2007 đến 2010 được trình bày ở Hình 9 theo nguồn năng lượng và những số tổng của các khoản trợ giá dao động từ 1,2 đến 3,6 tỷ USD. Biến động mạnh trong các mức trợ giá mỗi năm phản ánh sự thay đổimạnh của giá nhiên liệu hóa thạch trên thị trường quốc tế. Đặc biệt giá dầu biến động mạnh (xem phần 2.1) và định giá dựa vào thị trường và các mức giá dầu quốc tế giảm xuống trong các năm 2009 và 2010 có nghĩa là trần giá chưa được thực hiện và vì vậy các khoản trợ giá bằng không. Giá tăng vào cuối năm 2010 cho thấy các khoản trợ giá dầu tăng trở lại trong năm 2011 và 2012, khi kinh tế toàn cầu đặc biệt là Châu Á, phục hồi và tiếp tục tăng trưởng.
Hình 9. Ước tính các khoản trợ giá tiêu thụ ở Việt Nam 2007 - 201048
(Tỷ USD)
Nguồn năng lượng 2007 2008 2009 2010
Dầu 0,32 1,09 0 0 Khí đốt 0,09 0,21 0,13 0,23 Than 0,01 0,01 0,01 0,01 Điện 1,68 2,25 1,06 2,69 Tổng cộng 2,1 3,56 1,2 2,93 Tổng (% GDP theo giá trị
USD hiện tại) 2,95 3,94 1,24 2,83
Nguồn: IEA (2011)
Số liệu trên Hình 9 chỉ là các ước tính sơ bộ. Các số liệu này không dựa vào việc phân tích chi tiết các cơ chế cụ thể ở Việt Nam, theo đó, các giá sản xuất và tiêu thụ được đặt dưới các mức chi phí thực tế và các doanh nghiệp nhà nước được cấp vốn (đền bù). Việc phân tích như vậy là rất phức tạp và các dữ liệu tài chính còn hạn chế, do vậy, việc phân tích chắc chắn chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, phần dưới sẽ giải thích một số cơ chế đối với điện và các sản phẩm lọc dầu.
Chính phủ thu được khoản thu từ các sản phẩm lọc dầu nhiều hơn so với khoản thu từ điện: 24.922 tỷ đồng năm 2009 so với 4.839 tỷ đồng từ điện. Các khoản thuế nhập khẩu từ dầu mỏ có thể so với các khoản thuế từ sản xuất điện, tuy nhiên thuế giá trị gia tăng (VAT) từ dầu mỏ năm 2009 là 283 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với VAT từ bán điện là 1.093 tỷ đồng.49 Tổng nguồn thu gần 30.000 tỷ đồng năm 2009 tương đương khoảng 1,5 tỷ USD, nhiều hơn các khoản trợ giá tiêu thụ ước tính là 1,2 tỷ USD của năm đó, song lại ít hơn rất nhiều so với các khoản trợ giá trong các năm 2007, 2008 và 2010 (Hình 9), hay nói cách khác chính sách này là rất tốn kém đối với chính phủ.