Các tác động xã hội của những thay đổi giá

Một phần của tài liệu Tài liệu Các chính sách tài khóa về nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí nhà kính ở Việt Nam doc (Trang 41 - 42)

3. Những ảnh hưởng tiềm năng của cải cách tài khóa trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch

3.3.Các tác động xã hội của những thay đổi giá

Những tác động về phúc lợi của cải cách trợ giá nhiên liệu hóa thạch theo nhóm hộ gia đình phụ thuộc vào tỷ lệ chi tiêu cho nhiên liệu hóa thạch và điện trong tổng chi tiêu hộ gia đình. Vấn đề thường được lập luận là, trợ giá nhiên liệu hóa thạch có tính chất lũy thoái vì các hộ gia đình khá giả sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn và giành được hầu hết các lợi ích từ trợ giá. Điều này dường như là đúng với Việt Nam khi các nhóm hộ thu nhập cao hơn có tỷ lệ chi tiêu cho sử dụng năng lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, nhóm hộ có thu nhập cao nhất có xu hướng có tỷ lệ chi tiêu cho năng lượng thấp hơn so với các nhóm trung lưu. Hiện tượng này được phản ánh trong các tác động của thay đổi giá nhiên liệu hóa thạch được mô hình hóa đối với các nhóm thu nhập khác nhau, như trình bày ở Hình 17.

Hình 17. Tác động của loại bỏ trợ giá và đánh thuế đến tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm (AAGR) trong tiêu thụ hộ gia đình theo nhóm thu nhập 2007-2020 (%)

Nhóm hộ gia đình Kịch bản BAU

Cắt giảm trợ giá đánh thuế cac-bonCắt giảm trợ giá & AAGR % thay đổi AAGR % thay đổi

Thành thị Q1 5,46 5,31 -0,15 5,14 -0,32

Thành thị Q2 5,43 5,26 -0,17 5,07 -0,36

Thành thị Q3 5,38 5,21 -0,17 5,03 -0,35

Thành thị Q4 5,46 5,29 -0,17 5,11 -0,35

Nhóm hộ gia đình Kịch bản BAU

Cắt giảm trợ giá đánh thuế cac-bonCắt giảm trợ giá & AAGR % thay đổi AAGR % thay đổi

Nông thôn Q1 5,71 5,59 -0,12 5,44 -0,28 Nông thôn Q2 5,75 5,63 -0,12 5,48 -0,27 Nông thôn Q3 5,87 5,74 -0,13 5,58 -0,29 Nông thôn Q4 5,93 5,8 -0,13 5,65 -0,28 Nông thôn Q5 5,71 5,59 -0,12 5,45 -0,26 Các hộ nông thôn 5,8 5,67 -0,13 5,53 -0,28 Các hộ nông nghiệp 5,88 5,76 -0,12 5,61 -0,27

Các hộ phi nông nghiệp 5,34 5,18 -0,16 5,01 -0,34

Các hộ nghèo nhất 5,69 5,57 -0,12 5,41 -0,28

Tất cả 5,68 5,55 -0,13 5,36 -0,3

Nguồn: Willenbockel & Hoa (2011) Chú ý: Q1: nhóm thu nhập thấp nhất; Q5: nhóm thu nhập cao nhất

Các hộ nghèo nhất và giầu nhất chịu ảnh hưởng ít nhất về mức tăng trưởng tiêu thụ. Tương tự, tăng trưởng tiêu thụ của các hộ nông nghiệp và nông thôn với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn cũng chịu tác động ít hơn. Các kết quả này cho thấy, các hộ nghèo nhất và hộ nông thôn chịu

tác động ít nhất trong tăng trưởng tiêu thụ theo cả 2 kịch bản, khi thể hiện bằng tỷ lệ tăng

trưởng tiêu thụ, người nghèo bị ảnh hưởng ít nhất mặc dù mức chênh lệch giữa các nhóm thu nhập khác nhau là tương đối nhỏ, đặc biệt là các mức tăng tiêu thụ đáng kể trong giai đoạn 2007- 2020. Tuy nhiên, các hộ có thu nhập thấp có thể cảm nhận nhiều hơn với những thay đổi

nhỏ so với các nhóm khá giả, điều mà mô hình không cho phép đi sâu phân tích các ảnh hưởng đối với các nhóm xã hội cụ thể.

Giá than, xăng dầu và điện không những tăng lên đối với người sử dụng do cắt giảm trợ giá và áp dụng thuế nhiên liệu hóa thạch, mà còn tăng ở các ngành sử dụng nhiều nguồn năng lượng. Các ngành có mức tăng chi phí nhiều nhất là khai khoáng phi kim loại (bao gồm cả sản xuất xi-măng); ngành thủy sản (do chi phí dầu diesel); và luyện kim (Hình 15). Các ngành này có lực lượng lao động chủ yếu là nam giới, ngoại trừ chế biến thủy sản. Việc mở rộng sản xuất sẽ rõ rệt nhất ở các ngành sử dụng ít năng lượng, như dệt may và giầy dép, vốn là các ngành sử dụng nhiều lao động và có lực lượng lao động chủ yếu là nữ; cũng như ngành chế tạo máy điện và xe cộ.

Để hỗ trợ các quá trình chuyển đổi sau cải cách tài khóa nhiên liệu hóa thạch, sẽ phải cần đến các

loại kinh phí như đào tạo lại, tìm kiếm việc làm và dịch chuyển mà có thể sử dụng từ một phần

tiết kiệm của nguồn thu91. Ngoài ra, cấp tiền cho các hộ gia đình hoặc cắt giảm thuế cũng có

thể được áp dụng để bảo vệ các hộ nghèo và tạo điều kiện để người lao động có thể chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Các chính sách tài khóa về nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí nhà kính ở Việt Nam doc (Trang 41 - 42)