Mô hình hóa các tác động của thay đổi giá

Một phần của tài liệu Tài liệu Các chính sách tài khóa về nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí nhà kính ở Việt Nam doc (Trang 37 - 39)

3. Những ảnh hưởng tiềm năng của cải cách tài khóa trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch

3.1. Mô hình hóa các tác động của thay đổi giá

Hai bài tập mô hình hóa độc lập đã được tiến hành để phân tích tác động của chính sách. Mô hình tính toán cân bằng tổng (CGE) để giải quyết các tác động tổng thể về kinh tế và phân phối và mô hình phát thải.81

Mô hình CGE dựa trên ma trận hạch toán xã hội đối với Việt Nam năm 2007 để xác định cấu trúc của nền kinh tế bằng một bộ thông số. Đối với các năm từ 2007 đến 2010, mô hình đã sử dụng các số liệu thực tế hiện có ở mức có thể. Đối với giai đoạn 2011-2020, mô hình sử dụng các dự báo đã xây dựng để xác định các biến số đưa vàomô hình này, dựa vào các kế hoạch và chiến lược chính thức cũng như các số liệu của quốc tế. Các số liệu này bao gồm tăng trưởng dân số và nguồn cung lao động, các ước lượng về thay đổi công nghệ tự động, các dự báo nhiên liệu hóa thạch trong nước, các tính toán về công suất lọc dầu trong nước, công suất phát điện và giá nhiên liệu hóa thạch trên thị trường thế giới. Dựa trên các giả định đó, mô hình đã đưa ra các mô phỏng về hiệu quả thực hiện của nền kinh tế và ngành theo các kịch bản giá nhiên liệu hóa thạch khác nhau.82

Mô hình phát thải do Viện Năng lượng (IE) phát triển, phục vụ Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam trình Công ước khung LHQ về BĐKH83 sử dụng phần mềm quy hoạch các giải pháp thay thế năng lượng tầm dài (LEAP).84 Phần mềm LEAP là công cụ mô hình hóa năng lượng-môi trường dựa vào kịch bản. Các kịch bản dựa trên việc hạch toán toàn diện năng lượng được sử dụng, chuyển hóa và sản xuất như thế nào trong một nền kinh tế xác định. Trong trường hợp của Việt Nam, nhu cầu năng lượng đến năm 2030 đã được ước tính dựa vào một hàm số với mối quan hệ giữa nhu cầu năng lượng với những thay đổi về tổng GDP, GDP của ngành công nghiệp và dân số. Còn với mô hình CGE, các biến số chủ yếu được lấy từ các dự báo trong các văn bản quy hoạch, bao gồm tăng trưởng dân số, tăng trưởng GDP, năng lực ngành điện và giá dầu thô.85 Các giả định đối với mô hình LEAP cho phép so sánh giữa các mức phát thải trình bày trong Thông báo quốc gia lần thứ 2 (tức là kịch bản hoạt động như bình thường (BAU)) với các mức phát thải do những thay đổi về chính sách định giá nhiên liệu. Tuy nhiên, một số giả định đối với mô hình LEAP khác với các giả định của mô hình CGE và hai mô hình này có tính chất rất khác nhau.

Hai mô hình đều so sánh 3 kịch bản định giá nhiên liệu hóa thạch giống nhau, là: i) Kịch bản dựa trên chính sách định giá hoạt động như bình thường (BAU); ii) Kịch bản loại bỏ các khoản trợ giá gián tiếp cho nhiên liệu hóa thạch;

iii) Kịch bản loại bỏ các khoản trợ giá gián tiếp và áp thuế môi trường đối với các nhiên liệu hóa thạch.

Như đã giải thích ở các phần 1 và 2, rất khó để có thể đánh giá mức độ của các khoản trợ giá nhiên liệu hóa thạch. Các đánh giá của IEA cho rằng, các khoản trợ giá (gián tiếp) ở Việt Nam chiếm hơn 10% tổng chi phí cung ứng (xem ví dụ Hình 9). Nhưng tùy theo những đánh giá khác

nhau, các sản phẩm xăng dầu tinh chế có giá thấp hơn tới trên 10% so với giá thương mại và điện được tính giá thấp hơn tới 30% (xem phần 2.4).

Vì mục đích của các kịch bản mô hình hóa, mức trợ giá gián tiếp được giả định là 20% đối với than, 5% đối với xăng và các sản phẩm xăng dầu khác và 10% đối với điện86 tức là các khoản trợ giá ‘an toàn’ thực tế đều có khả năng cao hơn.

Cả hai mô hình đều giả định rằng những thay đổi này sẽ được thực hiện trong giai đoạn 3 năm từ 2013 đến 2015. Hình 13 trình bày tỷ lệ phần trăm của những thay đổi giả định về giá. Cách thức mà nhu cầu nhiên liệu hóa thạch chịu tác động bởi những thay đổi về giá nhiên liệu hóa thạch là trung tâm của cả 2 mô hình.

Mô hình CGE sử dụng hàm sản xuất để mô tả tỷ lệ thay thế giữa các đầu vào sản xuất khác nhau khi có những thay đổi trong mức giá tương đối. Mô hình giả định lao động và vốn và năng lượng có thể thay thế cho nhau với một tỷ lệ nhất định. Tức là ở một số ngành, nền kinh tế có thể chuyển dịch giữa các phương pháp sản xuất tăng cường năng lượng nhiều hay ít khi có những thay đổi về giá đầu vào tương đối. Mô hình cũng giả định, các nguồn năng lượng khác nhau có thể thay thế cho nhau ở các mức độ khác nhau, nghĩa là, các nhà sản xuất có thể chuyển đổi giữa các nguồn năng lượng khác nhau để đối phó với những thay đổi về giá năng lượng87.

Hình 13. Mức tăng giá năng lượng giả định do loại bỏ trợ giá nhiên liệu hóa thạch và áp thuế môi trường (% thay đổi)

Kịch bản Nhiên liệu 2013 2014 2015

Loại bỏ trợ giá

Than 6 13 20

Xăng dầu 1,6 3,3 5

Điện 3,3 6,7 10

Áp thuế nhiên liệu hóa thạch

Than 10 20 30

Xăng dầu 3,6 3,6 3,6

Khí thiên nhiên 3 6 10

Loại bỏ trợ giá & áp thuế nhiên liệu hóa thạch

Than 16 33 50

Xăng dầu 5,2 6,9 8,6

Điện 3,3 6,7 10

Khí thiên nhiên 3 6 10

Nguồn: Willenbockel & Hoa (2011)

Trong mô hình LEAP, phản ứng của nhu cầu nhiên liệu hóa thạch trước những thay đổi về giá hay hệ số co giãn của nhu cầu với giá được giả định dựa vào nghiên cứu các tài liệu thực tế. Những điều chỉnh đối với các thay đổi giá thường phải mất một vài năm mới làm được, nghĩa là trong ngắn hạn, nhu cầu nhiên liệu hóa thạch không có xu hướng phản ứng nhiều với những thay đổi giá. Tuy nhiên trong dài hạn, nhu cầu có xu hướng phản ứng nhiều hơn trước các thay đổi giá vì người sử dụng có thể áp dụng công nghệ mới hay thay đổi hành vi sau nhiều năm. Do vậy, các hệ số co giãn của giá trong ngắn hạn có xu hướng nhỏ hơn các hệ số co giãn dài hạn.89 Để điều chỉnh vấn đề này trong mô hình, các hệ số co giãn ngắn hạn và dài hạn khác nhau được sử dụng. Các hệ số co giãn khác nhau cũng được dùng cho các loại nguồn năng lượng khác nhau.90

Một phần của tài liệu Tài liệu Các chính sách tài khóa về nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí nhà kính ở Việt Nam doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)